Học tập đạo đức HCM

Săn 'lộc trời' mùa gặt trên cánh đồng bất tận xứ Nghệ

Thứ sáu - 01/09/2017 11:39
Song song với vụ gặt lúa hè thu cũng là mùa săn châu chấu kiếm tiền triệu mỗi ngày trên khắp các cánh đồng “thẳng cánh cò bay” của người dân xứ Nghệ.

Dưới ánh nắng không còn gay gắt của những ngày chớm thu, bà con nông dân Nghệ An đang đua nhau bước vào vụ gặt lúa hè thu. Và cũng chính dịp này, bà con lại tiếp tục bước vào một mùa săn châu chấu mới trên khắp các cánh đồng lúa sau vụ gặt.

photo-1-1470326406549

Săn bắt châu chấu cũng là việc góp phần bảo vệ mùa màng ở Yên Thành, Nghệ An

Dọc cánh đồng trải rộng hàng chục cây số của huyện lúa Yên Thành (Nghệ An), hầu hết diện tích lúa của bà con nông dân đã được gặt xong, nay chỉ còn trơ lại gốc rạ. Bởi thế, rất thuận lợi cho việc săn bắt châu chấu để bán kiếm tiền.

Anh Nguyễn Văn An, một người dân xã Hoa Thành tâm sự: Sau mùa gặt này, châu chấu phát triển rất nhanh. Bà con dùng đủ mọi cách để săn bắt. Tuy nhiên, cách thông dụng nhất vẫn là dùng bao tải.

Để bắt được châu chấu, bà con khoanh tròn ở miệng bao bằng thanh tre được uốn cong, sau đó dùng cán sào cột vào làm thành chiếc vợt và cứ thế chao trên ngọn gốc rạ, châu chấu bay vào nằm gọn trong vợt. Bằng cách săn bắt này, có ngày anh An bắt được gần cả yến châu chấu để bán kiếm tiền.

tombay1

Châu chấu trở thành món ăn đặc sản tại các nhà hàng vùng quê xứ Nghệ 

Ông Bùi Đức Bảy, một người dân xã Tăng Thành tâm sự, ban đầu chỉ đi săn bắt về rang lên làm mồi uống rượu cho vui. Sau đó, thấy có “nậu” đánh đường về đặt vấn đề mua châu chấu với giá rất cao, từ 40-50 nghìn đồng/kg thì ông Bảy cũng như bà con trong vùng mới ồ ạt ra đồng săn bắt loài “tôm bay” này.

Sau mỗi ngày, bà con săn bắt được bao nhiêu đều có “nậu” về thu gom mua bằng hết mang đi nhập cho các nhà hàng để chế biến thành món ăn đặc sản.

Cách không xa huyện lúa Yên Thành, trên những cánh đồng lúa đã gặt của huyện Quỳnh Lưu cũng nhấp nhô bóng dáng bà con nông dân ra đồng săn bắt châu chấu.

700_stamp_1 5

Người dân đang bày trận bẫy châu chấu 

Anh Huỳnh Thanh Đồng, một người dân cho biết, bà con săn chấu chấu ở vùng quê này trước hết là để làm thực phẩm gia đình, sau đó còn bán để lấy tiền trang trải việc khác. Không ít gia đình thu tiền triệu mỗi ngày từ việc săn bắt loài “lộc trời” này.

Có mặt tại cánh đồng lúa xã Quỳnh Ngọc (huyện Quỳnh Lưu), nhiều nhóm người đang tìm cách giăng bẫy châu chấu. Một “thợ săn” châu chấu tâm sự, để bắt được nhiều châu chấu đòi hỏi phải am hiểu địa hình của đồng ruộng. Khi giăng bẫy phải tìm những đồng lúa chưa gặt, khi đó châu chấu mới nhiều. Công việc này đòi hỏi hơi công phu và phải có  nhiều người cùng tham gia.

                 Video: Săn 'tôm bay' thu tiền triệu mỗi ngày

Theo quan sát của phóng viên VTC News, khác với cách gắn chiếc vợt chao trên ruộng như một số bà con nông dân ở huyện Yên Thành, tại đây, nhiều người đã chuyển sang cách săn bắt mới có hiệu quả hơn đó là, mỗi người bỏ chi phí khoảng 2 triệu đồng để sắm cho mình một bộ lưới rồi giăng thành khung trên đồng để đánh săn bắt.

Một người dân chia sẻ, ở vùng quê này thường bắt đầu từ dịp tháng 8 đến tháng 9 dương lịch là thời gian châu chấu sinh trưởng mạnh, chúng thường bay và trú ẩn trên cây lúa để tìm thức ăn.

Để săn bắt chúng, một tốp nhỏ khoảng 3 - 4 người sẽ dùng lưới giăng thành khung dài hàng chục mét trên ruộng. Sau đó, có 2 người dùng dây thừng đứng ở 2 bên bờ lúa xua đuổi để chúng bay vào vị trí đã giăng bẫy. Khoảng ít lâu sau, khi châu chấu chui vào bẫy thì phải nhanh chóng gập tấm lưới lại để không cho chúng bay ra ngoài.

1889 (24) 4

Người dân Nghệ An tranh thủ sau mùa gặt đi săn bắt châu chấu  

Với cách đánh này, mẻ nhiều sẽ thu được khoảng 20 kg và ít thì cũng được trên chục kg. Có ngày, bà con thu được hàng tạ chấu chấu, sau đó đem về nhập cho “nậu” để kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Một cán bộ Sở Nông nghiệp Nghệ An chia sẻ: Châu chấu cũng là loài phá hoại mùa màng, nhất là phá hoại lúa của bà con nông dân trong vụ hè thu. Vì thế, việc săn bắt như hiện nay của bà con cũng sẽ góp phần bảo vệ mùa màng, đồng thời có thêm nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình nông dân trong lúc nhàn rỗi.

 

PHAN SÁNG/ VTC
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập267
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm261
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,349
  • Tổng lượt truy cập90,255,742
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây