Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết như thế tại Hội nghị ngành công thương các tỉnh thành phía nam lần 4 chiều nay (ngày 4.8).
Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thịt lợn còn nhiều khó khăn
Đánh giá về công tác phối hợp tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn giữa các tỉnh thành, ông Nguyễn Thành Danh, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho rằng việc thực hiện chưa đồng bộ, thịt lợn đưa vào TP.HCM còn khó.
Ngay tại địa bàn tỉnh Bình Đương, kết quả thực hiện cũng chưa đồng bộ trong kênh phân phối hiện đại. Trong khối siêu thị chỉ có Mega Market là thực hiện tốt nhất dù họ lại không tham gia vào đề án truy xuất.
Việc thực hiện tại các siêu thị còn lại còn lỏng lẻo, có nơi chưa đeo vòng, dán tem. Từ đó, ông Thanh đề nghị TP.HCM hỗ trợ cụ thể hơn nữa công tác thực hiện. Chính phủ cần sớm ràng buộc bằng pháp luật để các đơn vị daonh nghiệp tham gia.
“Đề án này là công sức đóng góp của công thương TP.HCM. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần làm. Mỗi siêu thị phải trang bị, máy quét để người tiêu dùng tự quét tại chỗ vì không phải ai cũng có công cụ hoặc rành công nghệ”, ông Danh chia sẻ.
Về tính pháp lý, ông Hòa cho rằng: “Nếu chờ Chính phủ thì rất lâu, TP.HCM phải đi tiên phong nên dù có khó khăn vẫn sẵn sàng chấp nhận sai sót để sửa đổi”.
Theo ông Hòa, Đề án ra đời với cách tiếp cận mới về thực phẩm tức là thực phẩm phải sạch ngay từ đầu. Trước đây sản phẩm đưa ra thị trường rồi cơ quan quản lý mới đi bắt. Nhưng khi thực hiện tốt, giải pháp truy suất sẽ giảm áp lực xử phạt.
Ngoài trách nhiệm quản lý của Nhà nước, phải tìm cách phát huy vai trò của thị trường, dùng cơ chế thị trường nâng cao trách nhiệm các chủ thể liên quan. Cụ thể, phương thức thực hiện của Thành phố là chọn từng mặt hàng, làm từng công đoạn.
Qua thực tế triển khai, ông Hòa cho rằng có 4 cơ sở để hỗ trợ cho đề án thành công. Theo đó, UBND tỉnh được ban hành các điều kiện tiêu chuẩn hàng hóa phù hợp điều kiện và đặc thù địa phương mình. Thứ 2, sản phẩm lưu thông phải có nhãn mác. Với heo đó là vòng điện tử.
Thứ 3, TP.HCM đã áp dụng điều kiện bắc buộc là đưa lợn mảnh về chợ đầu mối phải bằng xe lạnh chuyên dụng, trên hệ thống theo. Quy định này không có trong luật thú y.
Cuối cùng, hai chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền là hai chợ tham gia dự án chợ an toàn thực phẩm. Hai chợ này được quản lý bởi 2 công ty nên muốn chợ an toàn thì công ty phải tăng cường công tác quản lý.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng cần nâng cao ý thức trách nhiệm các chủ tham gia vào chuỗi của miếng thịt
Phải nâng trách nhiệm chủ thể kinh doanh của hai chợ này lên bằng cơ chế thị trường chứ không dừng lại ở mức độ chỉ cho thuê sạp bán hàng. Từ đó nâng trách nhiệm người làm ra sản phẩm.
“Mục đích của đeo vòng là truy xuất một chuỗi thông tin, của nhiều chủ thể tham gia chứ không phải của chỉ một người. Chuỗi thông tin này liên quan mật thiết và khớp với nhau”, ông Hòa nhấn mạnh.
Kết thúc giai đoạn thí điểm truy xuất nguồn gốc (cuối tháng 7), ghi nhận ở các chợ đầu mối, việc thực hiện còn nhiều khó khăn, tỉ lệ các lô thịt truy xuất được nguồn gốc còn thấp. Nhưng cũng theo ông Hòa, hiệu quả của đề án đã gắn được trách nhiệm nhà sản xuất, loại trừ heo dịch bệnh ra khỏi chợ.
Tác giả bài viết: Nguyên Vỹ
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;