Anh Thương chia sẻ: Trước đây trên diện tích hơn 1ha, gia đình chỉ tập trung trồng xoài, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Trước thực tế đó, sau nhiều suy tính, anh lặn lội vào tận Bình Thuận, tham quan các mô hình trồng cây ăn quả ở đây để đem về áp dụng, theo đó cây thanh long ruột đỏ là cây đầu tiên được anh chọn trồng, bởi đất đai thổ nhưỡng ở đây khá tương đồng.
Vườn thanh long 360 gốc của gia đình anh Nguyễn Văn Thương. Ảnh: Đình Tuân |
Từ số tiền tích cóp được, cộng với vay mượn, năm 2014 gia đình anh đầu tư 500 triệu đồng để mua cây giống, làm trụ bê tông - giá đỡ cho cây thanh long, lắp đặt hệ thống nước tưới... Sau 3 năm trồng, đến nay vườn thanh long với 360 gốc đã cho quả, thu hoạch đều đặn trên 100 triệu đồng/vụ.
Theo anh Thương: Thanh long ruột đỏ có thể trồng ở bất cứ vùng đất nào, tuy nhiên nên để ý khơi thông nước, tránh tù đọng khi xảy ra mưa to, mưa nhiều; vào mùa nóng, hạn cần tưới nước phù hợp, dùng cỏ hoặc rơm để giữ ẩm gốc cây. Với đặc điểm là cây chịu hạn tốt, lại ít sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, vì vậy chỉ cần bón gốc cây bằng phân chuồng, hạn chế phân đạm và đảm bảo đủ ánh sáng là cây phát triển. Ðể trồng thanh long cần dựng trụ bê tông, mỗi trụ cao 2,3m, phần nổi trên mặt đất cao 1,6m cho cây mọc, tỏa nhánh xuống xung quanh. Khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây 2,5m, bảo đảm cho cây được hưởng nguồn dinh dưỡng, ánh sáng mặt trời như nhau. Trong quá trình chăm sóc, người trồng phải tỉa cành, sao cho tán cây tỏa đều...
Anh Thương đang cắt tỉa vườn thanh long của gia đình. Ảnh: Đình Tuân |
Thanh long ruột đỏ có vị ngọt đậm, mát, nên được rất nhiều người ưa thích, không phải lo lắng về đầu ra cho sản phẩm. Với giá bán trung bình 25 đến 30 nghìn đồng/kg, một sào thanh long ruột đỏ sẽ cho thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng, giống cây này cho năng suất gấp 3 đến 4 lần so với trồng các loại cây nông nghiệp khác. Chỉ sau hơn 1 năm trồng, cây đã ra những quả bói đầu tiên, nhưng từ năm thứ 2 trở đi sẽ bắt đầu ổn định về năng suất. Mỗi cây thanh long ruột đỏ cho thu hoạch khoảng 10- 15 kg quả, mỗi vụ kéo dài từ tháng 5 khi bắt đầu nắng ấm đến hết tháng 11, cứ 25 ngày lại cho một đợt thu hoạch. Điều đặc biệt là cây thanh long có tuổi đời dài, khoảng 20 năm mới phải trồng lại cây mới.
Vườn chanh đào 150 gốc của gia đình anh Thương đã cho quả. Ảnh: Đình Tuân |
Cùng với trồng thanh long, gia đình anh trồng 150 gốc chanh đào, 30 cây bơ, 10 cây mít Thái, 15 cây vú sữa, 10 cây phật thủ, hầu hết đều đã bắt đầu cho quả. Theo tính toán của anh Thương, sang năm khi tất cả các loại cây đều đồng loạt cho quả, cộng với thanh long, gia đình anh sẽ ổn định thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Chưa kể, các khoản thu nhập từ kết hợp nuôi gà, chim bồ câu...
Tác giả bài viết: Đình Tuân
Nguồn tin: www.baonghean.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;