Học tập đạo đức HCM

Hoành Bồ: Nỗ lực phát triển du lịch

Thứ bảy - 05/08/2017 05:21
Tài nguyên du lịch của huyện Hoành Bồ tương đối phong phú, đa dạng, song chưa thực sự nổi trội. Do đó, để phát triển tốt cần có sự quan tâm đặc biệt trong quy hoạch, thu hút doanh nghiệp đầu tư các dự án du lịch, đồng thời tăng cường liên kết và quảng bá.

Năm 2016, huyện Hoành Bồ đã được tỉnh công nhận 2 tuyến, 6 điểm du lịch, chủ yếu liên quan đến du lịch sinh thái, văn hoá. Tuy nhiên, du lịch Hoành Bồ chưa đủ sức khai thác độc lập bởi mức độ nổi trội của các điểm du lịch và kết cấu hạ tầng, nhân lực phục vụ du lịch mới chỉ ở mức khởi đầu. Trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hoành Bồ được xác định là một trong những địa phương phụ cận nằm trong định hướng mở rộng không gian du lịch Hạ Long gắn với Vân Đồn - Vịnh Bái Tử Long.

Du khách tham quan tại Thiên đường hoa Quảng La, xã Quảng La, huyện Hoành Bồ.
Du khách tham quan tại Thiên đường hoa Quảng La, xã Quảng La, huyện Hoành Bồ.

Căn cứ vào quy hoạch du lịch của tỉnh và thế mạnh sẵn có, Hoành Bồ đang tập trung xây dựng 3 loại hình du lịch chính, là du lịch sinh thái trải nghiệm, du lịch văn hoá dân tộc và du lịch văn hoá tâm linh. Cuối tháng 4-2017, huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2017-2020. Trong đó xác định rõ hướng đi là tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa các ngành, địa phương để phát triển. Trong giai đoạn này, Hoành Bồ sẽ tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với 2 tuyến, 6 điểm du lịch và các điểm phụ trợ; tích cực mời gọi doanh nghiệp vào hợp tác đầu tư dự án phát triển du lịch tại địa phương. Đồng thời duy tu, tôn tạo các di tích văn hoá, lịch sử phục vụ cho phát triển du lịch.

Huyện sẽ ưu tiên phát triển du lịch văn hoá tâm linh bằng cách kết hợp nguồn ngân sách, nguồn lực xã hội hoá để khôi phục, tôn tạo lại các điểm di tích, tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị lịch sử, văn hoá, như phục hồi đình Trới, chùa Vân Phong (thị trấn Trới); đình làng Trí Xuyên, chùa Trới (xã Lê Lợi); chùa Đồng Chùa, đình Vườn Rậm (xã Sơn Dương)... Bên cạnh đó, tập trung quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả chất lượng cao, như ổi, táo, cam, vùng chuyên canh trồng hoa kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Phối hợp, liên kết với các trung tâm du lịch trong và ngoài tỉnh, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện và các trang trại trồng cây ăn quả để hình thành các tour du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu đời sống văn hoá và tập quán sản xuất của đồng bào, các điểm du lịch mạo hiểm, leo núi, tham quan vườn cây, thưởng thức các nông sản nổi tiếng của địa phương. Trên thực tế, hướng đi này đang cho thấy kết quả khả quan. Điển hình như tại Thiên đường hoa Quảng La, được đầu tư trở thành một điểm du lịch sinh thái, đến nay đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan. Hay như những vườn cây ăn quả, ao cá tại các xã Sơn Dương, Dân Chủ; các trang trại cam tại thị trấn Trới cũng đang trở thành điểm đến của nhiều du khách trong dịp cuối tuần. Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hoá - Thông tin huyện, đến hết tháng 7-2017, đã có trên 15.000 lượt khách tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện; chủ yếu tập trung vào dịp đầu xuân, tham quan Thiên đường hoa Quảng La, các đèo, thác, cảnh đẹp của huyện như thác Khe Mực, Khe Đôi, Thùm Lùm, Suối Năm... và các trang trại cây ăn quả tại khu vực các xã Sơn Dương, Dân Chủ.

Cùng với đó, Hoành Bồ quan tâm triển khai xúc tiến đầu tư và quảng bá về tiềm năng du lịch của địa phương. Đầu năm 2017, lần đầu tiên huyện tổ chức “Hội hoa xuân”, là sự kiện điểm nhấn trong năm, không những quảng bá thương hiệu hoa Hoành Bồ, du lịch Hoành Bồ, mà còn là dịp để mời gọi đầu tư, trong đó có đầu tư du lịch. Huyện phối hợp với Sở Du lịch tổ chức nhiều đợt tập huấn nghiệp vụ phát triển du lịch, triển khai Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” tới đông đảo người dân. Những nỗ lực này nhằm từng bước phát huy tiềm năng du lịch, ưu thế vị trí địa lý để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Huyện phấn đấu đến năm 2020 đón trên 20.000 lượt du khách, tổng doanh thu khoảng 40 tỷ đồng, nâng tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ lên 21%.

Tác giả bài viết: Phương Thúy

Nguồn tin: baoquangninh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập378
  • Hôm nay41,890
  • Tháng hiện tại287,827
  • Tổng lượt truy cập88,966,161
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây