Học tập đạo đức HCM

Nông dân lên rừng hái sim bán tiền triệu

Thứ sáu - 04/08/2017 11:26
Tranh thủ mùa sim rừng chín rộ, những ngày này, người dân xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành đã không quản ngại khó khăn lên các triền đồi hái 'lộc trời' về bán, cho thu nhập khá.

Tranh thủ thời gian nghỉ hè, nhiều tháng nay, em Nguyễn Văn Hà ở xóm 9, xã Mỹ Thành cùng các bạn trong làng xách giỏ lên núi Tù Và hái sim rừng. 

mùa thu hái sim rừng
Tranh thủ thời gian nghỉ hè, em Nguyễn Văn Hà ở xã  Mỹ Thành (Yên Thành) lên đồi hái sim  để có thêm tiền mua sách vở, đóng tiền học. Ảnh: Phan Hiền

Em Nguyễn Văn Hà  ở xóm 9, xã Mỹ Thành cho biết, mỗi ngày em và mẹ hái được gần 20kg, hiện tại nhập sim giá 12.000 - 13.000 đồng/kg. Từ đầu mùa sim đến giờ em đã góp được cả tiền triệu rồi, số tiền này em dành để mua sách vở, dụng cụ học tập chuẩn bị cho năm học mới.

mùa thu hái sim rừng
Chị Phan Thị Sâm - một trong những người kỳ cựu trong nghề hái sim rừng ở xã Mỹ Thành đang lựa sim để nhập hàng. Ảnh: Anh Tuấn

Nếu như các năm trước đây, chị Phan Thị Sâm ở xã Mỹ Thành phải mang sim rừng ra chợ bán thì năm nay có người thu mua tận nhà. Vì vậy, mỗi ngày, không kể nắng mưa chị vẫn cần mẫn len lỏi dưới các khu rừng tràm, rừng thông ở các xã lân cận thu hái sim.  

"Hàng ngày, khoảng 5h sáng chúng tôi lên rừng hái sim đến tầm 11h về, buổi chiều từ 2h lại đi đến 5h về nhập cho thương lái trong làng. Đầu mùa giá sim khoảng 20.000 đồng/kg, vì khi đó sim mới chín rải rác, ít người đi hái. Vào mùa chín rộ, có cả các em học sinh nghỉ hè đi thu hái kiếm thêm thu nhập cho gia đình nên giá bán thấp hơn, dao động từ 12.000 - 15.000 đồng/kg. Nghề hái sim tuy có vất vả, phải trèo từ đồi này qua qua đồi khác nhưng ở nông thôn mà thêm thu nhập thế này cũng rất quý" - chị Phan Thị Sâm chia sẻ.

mùa thu hái sim rừng
Những ngày thời tiết thuận lợi, mẹ con em Nguyễn Văn Hà hái được khoảng 20kg sim, cho thu nhập khoảng 260.000 đồng/ngày. Ảnh Phan Hiền

Các năm trước đây, vào mùa sim rừng chỉ lác đác vài người đi thu hái rồi bán các chợ kiếm thêm chút tiền hoặc đổi mớ rau, con cá. Nhưng năm nay, do đầu ra thuận lợi nên phong trào thu hái sim rừng ở Mỹ Thành trở nên rất rầm rộ, thu hút đông đảo mọi lứa tuổi tham gia.

Những ngày này, nhà chị Phan Lan Phương ở xóm 5 luôn có đông người đến nhập và nhận làm công việc lứt tai sim rừng. Xem cuốn nhật ký mua hàng chị ghi lại, mỗi ngày có hàng chục người đến nhập sim, người ít dăm bảy kg, người nhiều lên đến vài chục kg. Từ đầu mùa đến nay, chị đã thu mua cho bà con địa phương hơn 1 tấn sim.

mùa thu hái sim rừng
Ngoài đi hái sim, tranh thủ thời gian lứt tai sim cũng có thêm thu nhập 50.000 đồng/yến. Ảnh: Anh Tuấn

Chị Phan Lan Phương cho biết: Qua đọc sách báo thấy lợi ích của quả sim, rồi bạn bè nhiều nơi có hỏi mà trong khi lượng sim tại các chợ thì ít hơn nên tôi đã mở điểm thu mua. Thông qua các trang mạng xã hội, để giới thiệu lợi ích của sim cũng được nhiều người quan tâm nên số lượng bán ngày càng tăng. Tuy nhiên, có nhiều hôm các cháu học sinh đi hái đông được nhiều sim nên bán không hết, tôi lại tìm hiểu và sơ chế làm mật sim, lấy sim ngâm rượu gửi cho bạn bè dùng thử, giờ nhiều người biết đến sản phẩm nên có nhiều đơn hàng, tôi phải thuê bà con phụ giúp làm khâu sơ chế mới đủ nguồn hàng để cung ứng.

Được biết, nhiều hộ dân ở Yên Thành nhận đất rừng trồng cây nguyên liệu, cây sim thường nằm ngay dưới tán. Vào mùa chín rộ không ai thu hái rơi xuống đất, lên cây và cứ thế sim mọc ngày càng nhiều.

mùa thu hái sim rừng
Quả sim rừng có vị ngọt, chát, có nhiều tác dụng trong bổ dưỡng sức khỏe, nhất là dùng chữa các chứng huyết hư, thổ huyết, chảy máu mũi, thoát giang, tai ù, di tinh... Ảnh: Phan Hiền
Quả sim rừng có vị ngọt, chát, có nhiều tác dụng trong bổ dưỡng sức khỏe, nhất là dùng chữa các chứng huyết hư, thổ huyết, chảy máu mũi, thoát giang, tai ù, di tinh... khi quả sim chín có thể dùng tươi, phơi khô dùng dần hoặc kết hợp làm được nhiều sản phẩm. Chính vì vậy, sim rừng vào mùa chín rộ được thu mua với giá hợp lý đã tạo điều kiện cho người dân các xã vùng đồi có thêm nguồn thu nhập.

Anh Tuấn - Phan Hiền/ Báo Nghệ An

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm111
  • Hôm nay17,645
  • Tháng hiện tại340,635
  • Tổng lượt truy cập85,247,671
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây