Học tập đạo đức HCM

"Tam nông" thời nay và làm gì với hóa chất nông nghiệp?

Thứ tư - 22/06/2016 05:58

"Tam nông" thời nay và làm gì với hóa chất nông nghiệp?

Chính hóa chất đã làm thay đổi toàn cảnh nền nông nghiệp VN. Hãy dừng “thuốc BVTV” khi không muốn trở nên hoàn toàn lệ thuộc nước ngoài.

TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) mới đây có cuộc chia sẻ với Đất Việt về việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp và những vướng mắc của nền nông nghiệp hiện nay cũng như cách khắc phục.

"Tam nông" ngày nay không phải là "Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân" xét theo tiêu chí nông thôn mới. Tam nông phải là cuộc chiến chấm dứt tình trạng lệ thuộc của ngành nông nghiệp vào hóa chất, mục tiêu cụ thể phải là giải quyết tình trạng: "Dân nghiện- Đất nghiện- Nước thoái hóa".

Quá nhiều phân bón hóa học, hạt lúa cũng không còn đúng chất, đúng vị.

"Dân nghiện" là thế nào? Nghiện là tình trạng biết là có hại mà mình vẫn phải dùng, và dùng ngày càng tăng liều, không bỏ nó được. Người nông dân ngày nay đang rơi vào tình trạng lệ thuộc, bị động, khác hoàn toàn với người nông dân xưa kia! Dân nghiện tức là người nông dân đánh mất chính bản thân mình, đặt mình vào tình trạng bị sai khiến, bị “bóc lột tự nguyện” bởi ngành công nghiệp hóa chất ngoại quốc và những thế lực khác dưới cái tên mỹ miều “thuốc bảo vệ thực vật” “thức ăn công nghiệp”, “công nghiệp hóa nông thôn”…!

Trước đây, người nông dân hoàn toàn tự chủ với nghề của mình, có kiến thức, kỹ năng, lòng tin và thái độ nghề nghiệp đặc thù, thì nay, nghề nông của dân đã mất thực rồi.

Đứng trước mảnh ruộng của mình, họ không còn biết “xem trời, xem đất, xem mây” để đưa ra quyết định canh tác, không biết cách chọn giống, giữ giống mỗi mùa thu hoạch, không biết làm phân xanh, phân chuồng... Tất cả đều phụ thuộc bên ngoài “cho gì” dùng thế, bảo gì thì làm thế.

Tình trạng nhơn nhơn hoành hành của các loại giống giả, phân giả, “thuốc trừ sâu” giả trên thị trường có phần bởi người nông dân đã bị tước đi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong các khâu chọn giống, làm phân, làm đất, diệt sâu.. truyền thống. Người nông dân bơ vơ trong chốn thông tin bất định!

Họ đã bị tước mất cái chủ động, sáng tạo, khả năng quyết định riêng của mình với thị trường trong “làm nghề nông”.Trồng gì, giống nào, bón phân gì, diệt sâu cách nào, bao giờ làm..tất cả đều đi “hỏi” cửa hàng và lệ thuộc đến mức cho gì dùng thế.

Đã mất đi kinh nghiệm nghe, nhìn cảm nhận riêng về đất, nước, cây, con… hình thành từ đời cha ông truyền lại.

Đâu còn là nghề? Cái gì của nghề để phân biệt giữa một người thanh niên với một lão nông già, ngoài sự lệ thuộc tất tần tật vào bên ngoài?

Thứ hai là đất nghiện. Đất cũng mất đi sự tự chủ của Đất, không còn đúng nghĩa “Đất mẹ” nuôi những cây, con... lớn lên từng ngày đúng nghĩa. Nhìn vào đất, đâu còn sự sống phong phú đang sinh sôi nảy nở từng giây ẩn dưới những gốc cây, ngọn cỏ? Mỗi nhát cuốc lật lên đâu thấy những con giun, nảy giãy dưới ánh mặt trời? Khả năng sinh sôi, tái tạo tự nhiên cho đời sống đang chết dần! Đất đã và đang bị chai đi, vô hồn. Để có cây, có hoa có quả, là những đòi hỏi về phân bón công nghiệp, là những hóa chất trừ sâu,  mà người dân được tuyên truyền là “thuốc bảo vệ thực vât”! Bảo vệ được gì và phá đi những gì?

Đất đã mất đi khả năng thiên phú vừa là bà đỡ, vừa là người mẹ, vừa là người bảo vệ cho cây cỏ hoa lá côn trùng, vật nuôi.. muôn loài chung sống. Giờ đây, thu hoạch được bao nhiêu, người nông dân lại dồn đi mua phân, hóa chất trừ sâu bấy nhiêu.

Bởi ngừng bón, ngừng phun, là cây chết, con chết, nguy cơ không còn gì để thu hoạch.

Cộng trừ nhân chia đẩy đủ,tức nếu tính cả phí môi trường, thực chất canh tác ngày nay của người nông dân là âm.

Lãi trước mắt đấy, nhưng là lãi ăn vào người mẹ môi trường, lấy đi của đất, nước, không khí khả năng tự sinh sôi nảy nở của bà mẹ tự nhiên. Cái giá trước sau gì cũng phải trả, nếu thế hệ sau muốn tồn tại và phát triển!

Và nước? Có đất, có nước ắt có cá, tôm, cua, ốc, ếch … điều giản đơn tự ngàn đời, nay đang mất dần trước mắt chúng ta.

Chả phải đi đâu xa, chính trên mảnh đất này vài chục năm về trước, bước ra khỏi nhà, bất kỳ vũng nước nào, tát cạn là đều cho thu hoạch không thiếu thứ gì: tép, tôm, cua ốc, cá...Trong ký ức tôi, vẫn sống động những trận mưa rào đầu mùa, cá rạch sôi động bên vệ cỏ ven đường, lên tận sân gạch trước cửa.
 

Nước và đất giờ đây không còn khả năng là một hệ sinh thái phong phú chứa đựng trong đó mầm sống sinh sôi từng “mili phần triệu giây”. Nước bề mặt đã hoàn toàn bị “biến chất” không còn là môi trường nước xưa kia. Cũng ao đó, hồ đó, sông suối đó… mà giờ đây với sự xâm nhập của hóa chất từ “bảo vệ thực vật”, từ “thức ăn công nghiệp”, từ “thuốc thú y”.. người nông dân đang dần trở nên trắng tay, không còn gì để thu hoạch từ môi trường tự nhiên.

Muốn có tôm cua ốc cá, phải nuôi! Muốn nuôi, phải mua giống, thức ăn, hóa chất tẩy trùng… tất tần tật từ các doanh nghiệp gốc từ nước ngoài. Người nông dân đã bị tách hẳn khỏi mối quan hệ hữu cơ với môi trường tự nhiên. Bà mẹ tự nhiên, đất, nước, không khí, trở nên xa lạ, cô đơn, những chức năng thiên phú bị chà đạp, bị mất liên kết, không thể tự sinh ra và nuôi dưỡng những đứa con vạn vật cây quả hoa lá, tôm cua ốc cá… của mình, cho sự tồn tại của người và sự tồn tại cho chính bản thân mình.

Hệ sinh thái tự nhiên ngàn đời đang biến đổi dần trước mắt chúng ta, mất đi những khả năng tạo hóa vạn vật. Bởi đất đã chai, nước đã thoái hóa! Bởi sự đầu độc của hóa chất!

Tam nông là gì, nếu không phải là trả lại cho người nông dân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo trong mối quan hệ tương sinh với bà mẹ tự nhiên, trả lại cho nghề nông chức năng vốn có của nó, trả lại cho đất, cho nước quyền thiên phú tạo sinh?

Thuốc BVTV ngổn ngang trên đường ruộng.

Nói cho đầy đủ, muốn đất nước phát triển, không phải chỉ bằng hô hào khẩu hiệu “tam nông”, “tứ giống”, “công nghiệp hóa”, “hiện đại hóa”. Những cách thức đang làm thực chất đang phá vỡ chu trình sinh thái! Chính sách tam nông phải đổi mới, phải đi từ sự hiểu cơ ban mối quan hệ về con người với thiên nhiên, về quan hệ tương sinh tương khắc của vạn vật trong thiên nhiên, và sự vận hành cuộc sống phải được đặt trong nền tảng đạo đức tôn trọng bà mẹ tự nhiên.

Những can thiệp vào “Nông dân, nông nghiệp, nông thôn, và môi trường sống” nước Việt, suy cho cùng, phải được xây dựng trên nền tảng kiến thức khoa học duy trì mối quan hệ hữu cơ con người-đất-nước- không khí -cây cỏ hoa lá-côn trùng, vật nuôi!

Chạy theo lợi nhuận cho bất kỳ một loại hình nào, sự ích kỷ của bất kỳ một bộ phận nào, nhân danh khoa học, nhân danh phát triển can thiệp phá vỡ mối liên quan trên, là đang tự chặt chân mình.

Nền nông nghiệp Việt Nam, chính sách phát triển nông thôn Việt Nam, môi trường xã hội và tự nhiên của Việt Nam, phải được xem lại từ các mối quan hệ trên. Và bước đầu tiên, hãy dũng cảm “nói không với hóa chất dùng trong nông nghiệp”.

Theo Cúc Phương (Ghi)/baodatviet.vn
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập283
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm282
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại857,675
  • Tổng lượt truy cập93,235,339
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây