Học tập đạo đức HCM

Tiền Giang đầu tư trên 2,2 tỷ đồng phát triển các làng nghề

Thứ sáu - 13/06/2014 04:20
Trong chương trình hỗ trợ làng nghề năm 2014, tỉnh Tiền Giang đầu tư trên 2,2 tỷ đồng giúp các làng nghề đổi mới công nghệ, máy móc, cơ giới hóa dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong ngoài nước.

Từ nguồn kinh phí trên, tỉnh trang bị thêm các phương tiện cần thiết: máy cắt, máy liên hợp, máy hơi, máy dệt chiếu, máy tráng bánh công nghệ mới, máy móc và thiết bị chạm khắc... cho các làng nghề trong tỉnh có nhu cầu nhập khẩu. 

Ngoài ra, để giúp các làng nghề tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển sản xuất, Tiền Giang cũng dành khoản tín dụng ưu đãi trên 4,7 tỷ đồng phục vụ các nhu cầu thiết thực về mua sắm máy móc, thiết bị, mua vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất...

Tỉnh Tiền Giang hiện có 14 làng nghề, giải quyết việc làm cho trên 5.500 lao động nông thôn, góp phần thiết thực vào việc đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo nông thôn cũng như tạo nguồn hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu. Các làng nghề rất đa dạng về sản phẩm và ngành nghề như bàng buông, đan lát, dệt chiếu, bó chổi, làm bún, làm hủ tiếu, bánh phồng, bánh tráng, chế biến thủy sản, làm đồ mỹ nghệ, đóng tủ thờ truyền thống...

Để các làng nghề phát triển bền vững, địa phương đã có nhiều giải pháp tích cực hỗ trợ đầu tư, kiến thiết hạ tầng làng nghề, đào tạo nghề và dạy nghề nông thôn, quảng bá và xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia thị trường...

Đáng chú ý, trong năm 2014, Tiền Giang tập trung cho các nỗ lực xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; đào tạo nghề và truyền nghề cho lao động nông thôn; đầu tư hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị nhằm hiện đại hóa sản xuất.

Trong đó, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở các làng nghề: Bánh phồng Cái Bè, bánh tráng Hậu Thành, bánh bún hủ tiếu Mỹ Tho với kinh phí khoảng 400 triệu đồng; mở 9 lớp truyền nghề nông thôn thu hút khoảng 285 lao động tại các làng nghề đan lát ở xã Tân Hội (huyện Cai Lậy), làng nghề bó chổi xã Hòa Định (Chợ Gạo), làng nghề dệt chiếu Long Định (Châu Thành) và làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ xã Tân Lý Đông (Châu Thành) nhằm nâng cao tay nghề và tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm./
 
Theo vietnamplus.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,154
  • Tổng lượt truy cập90,245,547
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây