Học tập đạo đức HCM

Tiếp sức cho thanh niên làm giàu tại quê hương

Thứ tư - 11/11/2015 02:42
Từ sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức Đoàn qua phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, nhiều bạn trẻ thực hiện các mô hình kinh tế hiệu quả, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Anh Nguyễn Thành Công ở ấp An Phước (xã An Ngãi, huyện Long Điền) chăm sóc đàn bò sinh sản của gia đình.
Anh Nguyễn Thành Công ở ấp An Phước (xã An Ngãi, huyện Long Điền) chăm sóc đàn bò sinh sản của gia đình.

Sau khi tham gia các lớp tập huấn “Trang bị những kiến thức cơ bản giúp đoàn viên, thanh niên vươn lên làm giàu bằng nghề nông” do Hội LHTNVN tỉnh tổ chức, nhiều thanh niên nông thôn đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo thu nhập ổn định cho gia đình và góp phần thay đổi diện mạo của quê hương. Anh Lê Văn Thông, Bí thư Chi đoàn thôn Quảng Long (xã Kim Long, huyện Châu Đức) là một điển hình. Sau khi tham gia lớp tập huấn năm 2009, anh Thông đã thực hiện mô hình kết hợp giữa trồng tiêu và cà phê ngay trên mảnh đất của gia đình. Nhờ áp dụng kiến thức đã học vào sản xuất, vườn tiêu và cà phê của anh Thông phát triển tốt, ít sâu bệnh, mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Năm 2010, anh Thông tiếp tục tham gia lớp tập huấn về chăn nuôi kết hợp trồng trọt. Thấy được cái lợi của việc nuôi dê kết hợp trồng tiêu sẽ tận dụng được nguồn thức ăn từ nọc sống cây tiêu và bón phân hữu cơ từ chất thải của dê sẽ giúp cây tiêu sai hạt và cải tạo được đất, anh Thông mạnh dạn đầu tư nuôi dê. Hiện mô hình trồng tiêu, cà phê kết hợp nuôi dê của anh Thông cho lãi gần 200 triệu đồng/năm.

Bên cạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức Đoàn còn phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng CSXH các cấp hỗ trợ thanh niên có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất. Điển hình như mô hình nuôi bò sinh sản của anh Nguyễn Thành Công, ở ấp An Phước, (xã An Ngãi, huyện Long Điền). Qua sự giới thiệu của Đoàn Thanh niên xã, năm 2011, anh Công vay 15 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện, cộng thêm tiền tích cóp của gia đình để đầu tư chuồng trại, anh Công mua 4 con bò cái về nuôi. Nhờ tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và phòng, chống bệnh dịch như lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng… nên đàn bò của anh Công luôn khỏe mạnh, mỗi năm sinh sản thêm 4 con bê. Sau khi bán bê con, anh Công dồn tiền mua thêm bò mẹ. Cứ như vậy, đến nay, đàn bò của anh đã lên 8 con, mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng.

Từ năm 2013 đến nay, Tỉnh Đoàn đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ và phát triển thanh niên nông thôn, Sở NN-PTNT tổ chức các lớp khởi sự DN cho 115 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), 3 lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi cho hơn 500 ĐVTN có nhu cầu sản xuất kinh doanh, 4 lớp tập huấn “Tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho lao động nông thôn” với 700 ĐVTN tham dự. Tổ chức đoàn các cấp thường xuyên phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng CSXH giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi cho thanh niên nông thôn có điều kiện kinh doanh, phát triển sản xuất.

Nhờ các hoạt động này, nhiều thanh niên có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, gây dựng được cơ ngơi khang trang, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Từ năm 2013 đến nay, trong tổng số 6.000 hộ dân được hỗ trợ vốn từ Ngân hàng CSXH các cấp với tổng số tiền gần 20 tỷ đồng, dự án của thanh niên nông thôn chiếm trên 50%. Ngoài ra, tổ chức Đoàn còn giúp 3 dự án thanh niên tiếp cận với nguồn vốn giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn (gọi tắt là kênh vay vốn 120), nguồn vốn này được đầu tư cho những mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ phát triển các dịch vụ mang tính bền vững tại khu vực nông thôn như vận tải hàng hóa, khai thác nguyên liệu, HTX với tổng số tiền 220 triệu đồng.

Chị Võ Ngọc Thanh Trúc, Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết, Tỉnh Đoàn sẽ đề xuất với Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh tăng nguồn vốn vay cũng như đơn giản hóa thủ tục vay vốn. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị mở thêm nhiều lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ, khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt. Khuyến khích thanh niên mạnh dạn, sáng tạo thực hiện các mô hình kinh tế và sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả để từng bước thể hiện vai trò xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế.

Theo Báo Vũng Tàu

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập356
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại863,916
  • Tổng lượt truy cập92,037,645
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây