Học tập đạo đức HCM

Tổ liên kết nuôi bò thịt cao sản

Thứ tư - 31/08/2016 10:12
Vào tổ liên kết chị em được tập huấn kỹ thuật, vay vốn và hỗ trợ đầu ra sản phẩm...

Từ cách làm nhỏ lẽ, tự phát, mô hình chị em phụ nữ tổ 1 chi hội Bưng Riềng xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã đã thành lập và liên kết Nuôi bò thịt năng suất cao, bảo vệ môi trường đã giúp chị em phát huy sức mạnh tập thể...

Năm 2013 đến nay do giá cả thị trường không ổn định, người dân chủ yếu sống bằng Nông nghiệp, vì vậy làm cho kinh tế của nhân dân gặp không ít khó khăn. Trước tình hình đó một số hộ trên địa chuyển đổi sang chăn nuôi bò thịt, và bò sinh sản, mục đích tạo việc làm tăng thu nhập kinh tế gia đình. Tuy nhiên, cách thức chăn nuôi bò thịt của người dân trong xã còn lạc hậu nên sản lượng không cao, lợi nhuận còn thấp. Thức ăn chủ yếu của đàn bò dựa vào việc nguồn cỏ mọc tự nhiên và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, chuồng trại chưa đảm bảo vệ sinh an toàn, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống trong cộng đồng.

image001.jpg
 Chăn nuôi bò ở tổ liên kết

Qua các lớp tập huấn, hội thảo và tình hình thực tế của địa phương, Hội LHPN xã xây dựng kế hoạch mô hình “Tổ phụ nữ liên kết nuôi bò thịt và bò sinh sản năng suất cao”. Mô hình được thành lập, có 07; trong đó có 01 hộ nghèo, 02 hộ cận nghèo và 04 hộ có kinh nghiệm chăn nuôi bò. Tổ liên kết đã được Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ cho vay 140 triệu đồng xây sửa chuồng trại chăn nuôi cho các thành viên, cung ứng con giống, thức ăn chăn nuôi... Quy mô chuồng trại của các thành viên Tổ liên kết được đầu tư nâng cấp, mở rộng, con giống được chọn lựa kỹ càng và đặc biệt là chú trọng đến công tác phòng và chữa bệnh. Từ khi mô hình được thành lập, các thành viên luôn trao đổi, chia sẻ với nhau về cách chọn con giống, cách chăm sóc, cách vệ sinh chuồng trại... Để có được đàn bò to khỏe, khả năng sinh trưởng, phát triển cho thịt cao, chất lượng thịt ngon cần phải chọn những con bê non khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khung xương to vững chắc, lông da bóng mượt. Ngoài việc chọn giống, quá trình chăn dắt cũng hết sức quan trọng.

Trước kia, các hộ thường thả rông ở gần buôn làng nhưng giờ đây các hộ đã đi chăn ngoài cánh đồng lúa xa, có cỏ non, nhiều rơm rạ và mang theo cơm để ăn chiều mới dắt bò về nên đàn bò được no nê. Đặc biệt là những con bê con, tối về còn được các chị mua thêm cám cho ăn. Đối với việc vệ sinh chuồng trại, thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ lót rơm, bỏ cỏ và được tiêm chủng định kỳ.

Sau hơn 3 năm thành lập mô hình Tổ liên kết Nuôi bò thịt và bò sinhj sản đã cho năng suất cao, bảo vệ môi trường đã đạt được mục tiêu đề ra. Hiện nay 07 hộ được đầu tư bò mẹ đã đẻ được 1 - 2 con bò con và có hộ đã chuẩn bị đẻ con thứ 3. Có 2 hộ thoát nghèo và 02 hộ cận nghèo vươn lên khá.

Cùng với thực hiện điểm mô hình này, Hội LHPN xã đã chỉ đạo thực hiện nhân rộng mô hình Tổ liên kết khác, như: Tổ Phụ nữ liên kết trồng rau sạch, tổ phụ nữ liên kết làm kinh tế giỏi chi hội Phụ nữ ấp Lễ trang; hàng ngày các chị cung cấp các loại rau sạch cho khu vực Phước Vĩnh và giải quyết việc làm tăng thu nhập cho chị em. Các mô hình kinh tế tập thể của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn  thực sự có hiệu quả về kinh tế, nâng cao nhận thức và tăng tình đoàn kết, tương trợ nhau trong cuộc sống, đồng thời thể hiện tính năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, khẳng định vaii trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Đến nay, các cấp hội phụ nữ trong xã đã thành lập và duy trì nhiều hoạt động có hiệu quả phát triển kinh tế, thu hút  hơn 256 hội viên tham gia.

Chị Lê Thu Hiền một thành viên của tổ tâm sự: “Trước đây chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, đa số hộ dân chúng tôi phụ thuộc nhiều yếu tố và hay gặp rủi ro nên thu nhập thấp. Nay tham gia mô hình Tổ liên kết, tôi cũng như các thành viên khác của mô hình đã liên kết với nhau từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm nên tránh được tình trạng “được mùa rớt giá”, thị trường tiêu thụ ổn định, áp dụng khoa học kỹ thuật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, tiết kiệm thời gian, chi phí đầu vào, tăng thu nhập. Đồng thời tăng tính đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống”.

Theo Phụ nữ Việt Nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập640
  • Hôm nay82,681
  • Tháng hiện tại818,791
  • Tổng lượt truy cập93,196,455
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây