Học tập đạo đức HCM

Trao 'cần câu' cho hộ dân nghèo

Thứ năm - 31/08/2017 11:04
Triển khai mô hình “Chăn nuôi bò sinh sản”, từ đầu năm 2017, Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã trao tặng 60 con bò sinh sản cho các hộ nghèo thuộc hai huyện Thạch Thất và Mỹ Đức.
Ngày 30/8, 30 con bò tiếp theo thuộc dự án đã được đơn vị này trao cho các hộ nghèo thuộc xã Ba Trại, huyện Ba Vì.
“Cứu cánh” cho nỗ lực thoát nghèo 
Ở thôn 5, xã Ba Trại, không ai là không biết đến hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Nguyễn Văn Tân. Căn nhà cấp 4 đã xuống cấp lụp xụp là nơi hai vợ chồng anh và 3 người con sinh sống. Với diện tích đất canh tác chỉ khoảng 2 sào, quanh năm làm lụng cũng không đủ ăn. Để có tiền trang trải sinh hoạt và nuôi 3 con ăn học, anh Tân thường phải lặn lội đi làm xa tại Yên Bái, Tuyên Quang... Vợ anh Tân cũng không có công việc ổn định, chỉ ở nhà chăm con, ai thuê gì làm nấy. Nhiều năm qua, gia đình anh Tân luôn nằm trong diện hộ nghèo của xã Ba Trại.
Nhưng nay, niềm hy vọng thoát nghèo của vợ chồng anh Tân đã được nhen nhóm. Ngày cuối tháng, dù trời đổ mưa khá lớn, anh cùng đại diện 29 hộ nghèo của xã Ba Trại đã tụ tập từ sáng sớm tại nhà văn hóa thôn 6 để nhận bò giống miễn phí. Khi đi hy vọng, đường về thêm vui, khi bên cạnh anh là con bò da mỏng, lông thưa, nâu bóng, cổ thanh dài và nhiều nếp nhăn. Anh Tân mừng rơn chia sẻ, chưa bao giờ anh dám nghĩ sẽ có ngày được sở hữu một con bò tốt và có giá trị lớn đến vậy!
Không chỉ có 30 hộ nghèo xã Ba Trại (huyện Ba Vì) triển khai mô hình “Chăn nuôi bò sinh sản”, những tháng đầu năm 2017, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với hai huyện Thạch Thất và Mỹ Đức tiến hành rà soát, đánh giá các hộ nghèo để hỗ trợ. Theo đó, 30 hộ nghèo thuộc ba xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) và 30 hộ nghèo thuộc xã An Phú (huyện Mỹ Đức) cũng đã nhận được bò sinh sản miễn phí để chăm nuôi. Đây không chỉ là niềm động viên, khích lệ lớn mà còn là “cứu cánh” cho nỗ lực thoát nghèo của rất nhiều hộ gia đình còn nhiều khó khăn thuộc các địa phương nêu trên.  
Sát cánh cùng nông dân
Để bảo đảm hiệu quả của mô hình “Chăn nuôi bò sinh sản”, bên cạnh việc được nhận bò miễn phí, 90 hộ nghèo còn được các trạm khuyến nông cơ sở tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bò sinh sản. Đến nay, các hộ đã nắm bắt được một số kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi, cũng như nhận biết được dấu hiệu khi bò mắc bệnh. Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì Trần Đức Tĩnh cho biết, bên cạnh tiêm phòng các loại vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng miễn phí cho bò, đơn vị sẽ tiếp tục hỗ trợ 50% thức ăn hỗn hợp trong giai đoạn bò sinh sản.
Dù bước đầu triển khai và còn cần thời gian để đánh giá, nhưng người dân và chính quyền các địa phương thực hiện dự án đánh giá rất cao mô hình hỗ trợ bò sinh sản cho các hộ nghèo của Trung tâm Khuyến nông. Bí thư Đảng ủy xã Ba Trại Bạch Minh Hằng chia sẻ: Địa phương đang phấn đấu để về đích nông thôn mới trong năm 2017. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 6% đang là rào cản lớn. Việc Trung tâm Khuyến nông tặng bò sinh sản là cách làm thiết thực, hứa hẹn mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, không chỉ trực tiếp hỗ trợ các hộ dân thoát nghèo, mà còn giúp địa phương tiến gần hơn với mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vũ Thị Hương cho biết, mô hình “Chăn nuôi bò sinh sản” với quy mô 90 con được triển khai tại ba huyện miền núi Ba Vì, Thạch Thất và Mỹ Đức là sự cụ thể hóa mục tiêu hỗ trợ đồng bào tiến tới thoát nghèo bền vững, thông qua việc trao “chiếc cần câu” thay vì “con cá”. Bà Hương cũng kỳ vọng, sự hỗ trợ trực tiếp này sẽ tạo nên đòn bẩy cần thiết, giúp nâng cao thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống cho các hộ nghèo.
“Cùng với sự hỗ trợ thiết thực thông qua cấp bò sinh sản của Trung tâm Khuyến nông, tôi rất mong các hộ chăn nuôi, bằng kinh nghiệm và đức tính chịu thương, chịu khó vốn có, sẽ tự mình vượt qua khó khăn trong cuộc sống để vươn lên thoát nghèo…”.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội
Nguyễn Xuân Đại

Theo Trọng Tùng/ Kinh tế đô thị

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập459
  • Hôm nay94,020
  • Tháng hiện tại830,130
  • Tổng lượt truy cập93,207,794
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây