Học tập đạo đức HCM

Lắp điều hòa nuôi lợn, kiên trì vượt qua cơn bão giá

Thứ năm - 31/08/2017 10:58
Đến xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, hỏi nhà anh Trần Văn Chính (38 tuổi) ai cũng biết, bởi anh Chính không chỉ là người tiên trong việc đầu tư xây dựng chuồng trại khép kín mà anh còn lắp "điều hòa" để nuôi lợn. Giá lợn lúc lên lúc xuống nhưng anh Chính vẫn kiên trì giữ nghề chăn nuôi, vượt qua cơn bão giá...

Nghỉ việc ở thành phố về quê nuôi lợn

Đến thăm trang trại nuôi lợn rộng hơn 4 mẫu của anh Trần Văn Chính, chúng tôi ngạc nhiên trước sự bố trí khoa học của các khu nuôi. Lý giải về điều này, anh Chính cho biết, mỗi khu nuôi nằm biệt lập với nhau nhằm tạo môi trường cho con lợn ở các giai đoạn phát triển tốt nhất.

Dẫn chúng tôi đi thăm quan trang trại, anh Chính kể: Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, anh vào làm ở Công ty CP Bao bì Biên Hòa (Đồng Nai) được 6 năm thì lấy vợ. Thấy đồng lương ít ỏi của mình chỉ đủ lo trang trải sinh hoạt hàng ngày của gia đình nên anh quyết định về quê lập nghiệp.

 lap dieu hoa nuoi lon, kien tri vuot qua con bao gia hinh anh 1

 Anh Chính đang chăm sóc đàn lợn con mới đẻ tại trang trại của gia đình ở xã Như Hòa, huyện Kim Sơn (Ninh Bình). ảnh: Quân Phạm

Về quê, việc đầu tiên là anh mua một chiếc xe tải chở thức ăn gia súc cho các trang trại. Từ đó, anh biết đến và am hiểu con lợn nhiều hơn cũng như biết đến nhiều mô hình nuôi lợn hiệu quả. Điều anh nhận ra, mặc dù thị trường lúc lên lúc xuống thất thường, nhưng nuôi lợn có lợi nhuận khá nếu biết cách nuôi. Ấp ủ mở trạng trại nuôi lợn, sau đó anh quyết định bán xe và vay mượn của anh em, bạn bè để thuê đất xây trang trại.

Đầu năm 2013, anh Chính thuê hơn 4 mẫu đất xây chuồng nuôi 30 con lợn nái. Bởi ông chủ am hiểu về kĩ thuật  chăn nuôi và cũng như đầu tư xây dựng chuồng trại hiện đại nên 30 con lợn nái của anh phát triển và sinh sản tốt. Nhận thấy lợi nhuận từ bán lợn giống rất lớn, anh Chính lại đi vay mượn hơn 1 tỷ đồng xây thêm chuồng, tăng quy mô đàn nái lên hơn 300 con. Tất cả số chuồng trại trên được anh đầu tư hiện đại và xây theo mô hình khép kín, đặc biệt là hệ thống khử trùng cũng được đầu tư bài bản.

Thành công từ mô hình nuôi lợn sinh sản

Là người có uy tín ở địa phương, anh Chính chủ động, tích cực trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi cho nhiều hộ gia đình cùng chăn nuôi lợn. Anh đã giúp vốn cho 11 hộ hội viên nông dân, trong đó cho 8 hộ vay vốn không lấy lãi với tổng số tiền 450 triệu đồng. 

Anh Chính nuôi lợn theo hướng an toàn, chuồng trại lắp máy điều hòa nhiệt độ, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Cùng với sự tư vấn, hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, năm 2014, anh Trần Văn Chính đã thành lập doanh nghiệp tư nhân chăn nuôi Đức Chính. Doanh nghiệp chuyên chăn nuôi lợn an toàn, nhận bao tiêu lợn thịt và hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân chăn nuôi trong vùng. Hiện, trang trại của anh Chính nuôi 7 con lợn đực giống F1 siêu nạc, 250 con lợn nái siêu nạc, 800 con lợn thịt, thả cá và trồng hoa, rau màu.

Đến nay, trung bình mỗi năm trang trại của anh Chính cung cấp khoảng hơn 5.000 con giống cho nông dân ở Ninh Bình nhiều tỉnh, thành lân cận. Trừ đợt khó khăn từ đầu năm đến nay do giá lợn xuống thấp, trung bình mỗi năm trang trại của anh thu về hơn 1 tỷ đồng.

 lap dieu hoa nuoi lon, kien tri vuot qua con bao gia hinh anh 2

Anh Chính đã kiên trì, áp dụng nhiều giải pháp để duy trì nghề chăn nuôi lợn, vượt qua cơn bão giá. Ảnh: Quân Phạm.

Là người có uy tín ở địa phương, anh Chính chủ động, tích cực trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi cho nhiều hộ gia đình cùng chăn nuôi lợn. Anh đã giúp vốn cho 11 hộ hội viên nông dân, trong đó cho 8 hộ vay vốn không lấy lãi với tổng số tiền 450 triệu đồng. Anh cũng ủng hộ hàng trục triệu đồng góp phần xây dựng nguồn lực của tổ chức Hội Nông dân.

Hiện trang trại của anh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho từ 10-20 người, với mức lương từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng.

“Trong chăn nuôi muốn thành công thì người chủ phải dám nghĩ dám làm, dám chịu thất bại. Đặc biệt để nuôi được lợn có lãi thì bà con phải nắm được kỹ thuật nuôi cũng như chịu khó tìm tòi học hỏi và dành tình yêu với lợn” - anh Chính chia sẻ. /.

Theo Quân Phạm/ Danviet

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập376
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại193,597
  • Tổng lượt truy cập88,871,931
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây