Học tập đạo đức HCM

Triển vọng trồng rừng gỗ lớn

Thứ năm - 09/08/2018 06:31
Những năm gần đây người dân miền núi Thanh Hóa đã thực sự quan tâm phát triển vốn rừng. Trong giai đoạn 2011 - 2015 các địa phương đã tiến hành trồng mới được 54.538ha, nâng diện tích rừng trồng sản xuất lên 102.400ha.

Diện tích và sản lượng tăng lên đáng kể nhưng phương thức áp dụng chủ yếu là kinh doanh gỗ nhỏ theo hướng quảng canh để làm nguyên liệu giấy và dăm gỗ, nên giá trị kinh tế còn thấp. Để đánh thức tiềm năng sẵn có, việc lập đề án phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn là hết sức cấp thiết.

Theo kế hoạch, Thanh Hóa đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ hình thành và phát triển ổn định 56.000ha vùng kinh doanh gỗ lớn, tiến độ triển khai hiện rất khả quan. Qua rà soát tổng thể, toàn tỉnh đã nhân rộng diện tích lên 40.500ha (trồng mới 39.300ha, chuyển hóa 1.200ha). Thành phần cây trồng chủ lực bao gồm keo tai tượng, trẩu, sao đen và một số loài cây bản địa có giá trị như lim xanh, lát hoa, xoan ta.

Các chuyên gia nhận định, việc áp dụng mô hình trồng rừng gỗ lớn có nhiều ưu điểm vượt trội so với cách thức cũ, đặc biệt là hiệu quả kinh tế mang lại. Ước tính sau chu kỳ 10 - 12 năm tổng doanh thu bình quân dao động từ 215 - 250 triệu đồng/ha, đỉnh điểm có thể đạt mức 300 - 350 triệu đồng/ha, trừ trên dưới 30% chi phí liên quan (phát dọn thực bì, đào hố, phân bón, cây giống, nhân công) lợi nhuận chủ rừng thu về cao chót vót (trồng rừng gỗ nhỏ đạt bình quân 40 - 60 triệu đồng/ha).

Ông Nguyễn Đình Hải, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa khẳng định: “Trên cùng một đơn vị diện tích, trồng gỗ lớn cho năng suất vượt trội. Ngoài ra, áp dụng cách này sẽ hạn chế được số lần khai thác, giãn tiến độ trồng lại, qua đó giảm thiểu nguy cơ xói mòn và rửa trôi đất. Chưa kể, phát triển rừng trồng gỗ lớn còn giải quyết nhu cầu việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế của tỉnh”.

Huyện miền núi Thường Xuân có 19.000ha rừng trồng sản xuất, đến nay đã quy hoạch, chuyển đổi được 4.000ha sang rừng gỗ lớn. Nhiều năm gắn chặt với kinh tế vườn đồi, bà con hiểu thấu hơn ai hết tính ưu việt từ mô hình mới.

“Trước giờ trồng keo làm nguyên liệu sản xuất dăm gỗ, bột giấy thu nhập rất èo uột. Nay phát triển theo cách thức mới chu kỳ sẽ kéo dài thêm vài năm, bù lại sản lượng nâng lên từ 200 - 250m3 gỗ/ha, bán theo giá gỗ chế biến tổng doanh thu có thể đạt trên 300 triệu đồng/ha.

12-50-52_3
Mô hình rừng gỗ lớn ở xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành sau 2 năm triển khai

Thú thực có nhiều người liên hệ đặt giá cao, nài nỉ hỏi mua diện tích rừng keo 10 năm tuổi của gia đình nhưng tôi kiên quyết không bán. Còn rừng là còn cơm ăn áo mặc, mình chả dại gì”, ông Lê Vĩ Đại, trú thôn Trung Chính, xã Xuân Cẩm chia sẻ.

Lợi ích của mô hình trồng rừng gỗ lớn là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên phải thừa nhận vẫn còn đó những rào cản xung quanh quá trình thực hiện.

Thứ nhất, chu kỳ kinh doanh kéo dài đồng nghĩa với kinh phí đầu tư tăng lên, đòi hỏi phải đủ tiềm lực kinh tế cũng như sở hữu diện tích quy mô mới đáp ứng được, trong khi thực tế quỹ đất lâm nghiệp của các hộ đều manh mún, nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp chế biến cũng thực sự khó khăn trong quá trình phát triển vùng nguyên liệu, do một bộ phận không nhỏ người dân còn e dè, nặng tâm lý sợ… mất đất.

Hai nữa, việc đưa các giống cây trồng lâm nghiệp mới có khả năng tăng trưởng nhanh, tạo sinh khối lớn bằng công nghệ mô chưa phát triển rộng rãi do chi phí cây giống cao, bà con vẫn duy trì thói quen dùng giống gieo ươm từ hạt. Số lượng cơ sở chế biến sản phẩm gỗ tinh chưa nhiều, tỷ lệ sử dụng gỗ rừng trồng chưa cao, công nghệ chế biến còn lạc hậu...

Để dự án đi vào cuộc sống, tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung đẩy mạnh quá trình thu hút đầu tư, kêu gọi các đơn vị có tiềm lực tham gia nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ưu tiên thực hiện đổi mới mối quan hệ sản xuất, tạo điều kiện về thể chế để nông dân, doanh nghiệp hình thành mối liên kết bền vững. Dựa trên tình hình thực tế, sẽ triển khai các mô hình nông lâm kết hợp, hỗn giao giữa cây gỗ lớn với các loài cây ngắn ngày nhằm đảm bảo nguồn thu...
VIỆT KHÁNH/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập268
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại841,348
  • Tổng lượt truy cập93,219,012
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây