Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu nông sản vào EU: Lượng chưa xứng với chất

Thứ năm - 09/08/2018 04:44
Theo Bộ Công Thương, hiện EU là thị trường xuất khẩu (XK) tiềm năng của nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh XK nông sản vào thị trường này, các cơ quan quản lý cũng như DN Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm.


Bị kiểm soát chặt về chất lượng

 
Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) Trần Ngọc Quân cho biết, hiện những sản phẩm chủ đạo XK sang EU chiếm tới 88,3% kim ngạch XK ngành hàng gồm: Cà phê, hồ tiêu, hoa quả, các loại hạt và gia vị.
 
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký và phê chuẩn vào cuối năm 2018 sẽ trở thành một lợi thế cho mặt hàng nông sản Việt Nam khi XK sang thị trường EU. Theo EVFTA, gạo Việt Nam XK vào EU sẽ được hưởng hạn ngạch thuế quan riêng; Thuế hàng nông sản giảm sâu, tiếp cận 0 – 5% trong vòng 7 – 10 năm... Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã và đang xúc tiến các chương trình đưa hàng Việt vào chuỗi các siêu thị châu Âu, kết nối DN Việt với DN Việt kiều. 
Ông Trần Ngọc Quân - Phó Vụ trưởng, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương)
Đơn cử như hồ tiêu, Việt Nam là một trong hai nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho EU với sản lượng trung bình khoảng 40.000 tấn/năm, chiếm 23% tổng lượng hồ tiêu XK của Việt Nam và đáp ứng 53% nhu cầu hồ tiêu của thị trường EU. Tuy nhiên, thời gian gần đây, EU đã cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nên một số nước trong khối EU đang dần chuyển sang nhập khẩu hồ tiêu từ Ấn Độ và Brasil.

Dù thị trường EU có nhu cầu lớn về các sản phẩm nông sản, tuy nhiên EU luôn đề cao giá trị thực phẩm, chất lượng sản phẩm và vệ sinh ATTP. Thực tế, hiện nay, rau quả của nước ta đang bị EU rà soát, điều chỉnh chặt chẽ về quy định ATTP và gia tăng tần suất kiểm tra, gây bất lợi đến tiến độ XK. Hiện tần suất kiểm tra thanh long tăng lên 20%, các loại rau gia vị tăng lên 50%. Bên cạnh đó, hàng thủy sản của nước ta vẫn đang bị đưa vào diện cảnh báo vàng trong quy chế IUU – EU tiếp tục giám sát chặt chẽ trong 6 tháng tiếp theo (đến tháng 10/2018).

Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Đỗ Kim Lang nhận định, thời gian qua, việc XK hàng nông sản của Việt Nam khá thuận lợi, tuy nhiên, ở những thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, hàng nông sản của Việt Nam vẫn gặp khó.
 
Cụ thể, các DN phải đối mặt với một loạt các biện pháp bảo hộ thông qua những hàng rào kỹ thuật như các quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu về an toàn chất lượng, các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn… khắt khe ở các thị trường nhập khẩu. Phần lớn các DN XK còn hạn chế về năng lực chế biến chuyên sâu, chưa phát triển được thương hiệu. Vì vậy, XK hàng nông sản của Việt Nam dù nhiều về số lượng nhưng giá trị kim ngạch chưa tương xứng, lợi nhuận XK phải chia sẻ qua nhiều khâu trung gian.

Coi trọng khâu kiểm dịch

Chuyên gia Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, để đẩy mạnh XK, các DN Việt Nam cần đáp ứng tốt các yêu cầu tiếp cận thị trường. Đặc biệt, cần chủ động nắm vững các cam kết của Việt Nam và các nước đối tác, không chỉ các lĩnh vực truyền thống. Đồng thời, thay đổi tư duy kinh doanh, tìm kiếm cơ hội hợp tác với đối tác nước ngoài, tham gia dây chuyền cung ứng toàn cầu.
 
"Trong từng ngành hàng DN cần có những bộ quy tắc sản xuất, tiêu chuẩn ISO của toàn bộ quá trình từ sản phẩm đầu vào đến sản phẩm đầu ra; lưu giữ thật tốt sản phẩm vì EU yêu cầu phải trích xuất được nguồn gốc trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm" - ông Sơn chia sẻ.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Nguyễn Hữu Đạt, các DN XK cần coi trọng khâu kiểm dịch để đảm bảo các sản phẩm đạt chuẩn HACCP hay GlobalGAP, bởi đây là những tiêu chuẩn tối thiểu cho các siêu thị ở EU. Mặt khác, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa DN XK và người sản xuất để đảm bảo nguyên liệu đạt chuẩn vệ sinh ATTP.
 
Cụ thể là phải quy hoạch các vùng sản xuất VietGAP và áp dụng thao tác bọc trái, quản lý vùng sản xuất theo mã số như cách thức và kinh nghiệm đã làm trong chương trình tiền chứng nhận trái cây tươi XK sang Mỹ. Cùng với đó, cần làm phong phú mặt hàng từ những sản phẩm trái cây và rau củ chế biến, đồng thời tăng cường quảng bá sản phẩm.
 
Xây dựng chuỗi sản phẩm cho xuất khẩu
Ngày 8/8, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm - Giải pháp tăng trưởng XK.
Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế có chung ý kiến: Để hướng tới XK bền vững, cần xây dựng các chuỗi sản phẩm nhằm góp phần gia tăng giá trị cho hàng hóa. Tuy nhiên, mấu chốt quan trọng là phải nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Cụ thể, với nhóm hàng nông sản, cần sản xuất nông nghiệp theo chuỗi thông qua các hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân, DN để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Đồng thời, phát triển các loại giống có năng suất cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào chuỗi sản phẩm nông nghiệp, bao gồm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, máy móc hiện đại cho tất cả các khâu từ giống đến canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ. Riêng nhóm công nghiệp chế biến, cần ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất linh kiện, dệt may, da giày… nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa. (Lê Nam)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm300
  • Hôm nay104,374
  • Tháng hiện tại840,484
  • Tổng lượt truy cập93,218,148
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây