Học tập đạo đức HCM

Trồng dược thảo - chiến lược kiếm tiền mới của nhiều quốc gia

Thứ ba - 02/05/2017 10:01
Mỹ tổ chức các chương trình, dự án nhằm quy tụ những nông dân tham gia trồng dược thảo ngay trong nước. Iran, Pakistan cũng đang tìm cách tận dụng cơ hội kiếm tiền từ sự tăng trưởng mạnh nhu cầu sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược.
Tiềm năng ngày càng lớn
 
Theo báo cáo năm 2011 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại châu Phi, Mỹ La-tinh, Trung Đông và châu Á, 70-95% dân số đang trị bệnh bằng các loại thuốc truyền thống là chính. Có khoảng 100 triệu người dùng loại thuốc này ở châu Âu. Có nước 90% dân số tin vào việc sử dụng các loại thuốc truyền thống, bổ sung từ dược liệu.
 
Theo dự báo của GIA - công ty chuyên đưa ra các báo cáo phân tích thị trường toàn cầu, giá trị thị trường thực phẩm chức năng từ dược thảo và dược liệu có thể đạt tới 115 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó, châu Âu là nơi cần nhiều dược liệu nhất và khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi nhu cầu dược liệu phát triển nhanh nhất. Chỉ tính riêng giá trị dược liệu dùng trong đông y trên toàn cầu năm 2012 đã đạt 83 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2011.
 
Nguồn gốc của xu hướng này được giải thích là do người dân ngày càng quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp an toàn. Các nghiên cứu khoa học cũng góp phần làm tăng niềm tin vào dược liệu do chứng minh được rằng dược liệu và chiết xuất thảo dược có ảnh hưởng tích cực tới chức năng của hormone và thần kinh. Các loại thuốc từ thảo dược hữu cơ đang được cho là phương pháp chữa trị an toàn, giá rẻ cho những căn bệnh liên quan tới hành vi, cảm xúc và sức khỏe, thay cho phương pháp bổ sung hormone và trị liệu thần kinh.
 
Thị trường dược liệu đang mở ra cơ hội cho nhiều quốc gia. Ảnh: Tching
Chi phí điều trị cao ngất ngưởng của các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao, ung thư... cũng khiến người dân ưu tiên việc chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa bệnh tật bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng hay phương pháp chữa bệnh từ thảo dược.
 
Những gánh nặng của tình trạng dân số già, thu nhập giảm, giảm chi tiêu vào các khoản bảo hiểm... cũng đang tạo điều kiện cho thực phẩm chức năng từ thảo dược giá phải chăng lên ngôi.
 
Chiến lược về dược thảo
 
Theo trang Pakobserver, cơ hội từ thị trường dược liệu béo bở đang được nhiều quốc gia nhìn ra và từ đó hoạch định ra chiến lược phát triển, trong đó có Pakistan. Theo ông Noor Mehar - Chủ tịch Diễn đàn luật dược và là một dược sỹ nổi tiếng, Pakistan có thể kiếm được khoảng 45 tỷ USD thông qua việc xuất khẩu dược liệu nếu các địa phương được phép trồng những loại cây này, nghĩa là nếu Cục Quản lý thuốc Pakistan cấp phép cho các công ty dược địa phương sản xuất thảo dược phục vụ nhu cầu trong nước.
 
Theo một điều tra được tiến hành năm 2004, tỷ lệ chữa trị bằng dược liệu ở Pakistan đã tăng lên 75%, trong khi điều trị bằng thuốc thông thường giảm còn 25%. Hiện Pakistan có 140 công ty chuyên về dược liệu được cấp phép và 202 giấy phép được phát ra cho mục đích xuất khẩu dược liệu. Trong khi đó, khoảng 30.000 công ty sản xuất thuốc từ dược liệu và các sản phẩm mỹ phẩm đang hoạt động mà không được sự cho phép của Cục Quản lý thuốc Pakistan.
 
“Trong thời gian tới, Pakistan cần thành lập các viện nghiên cứu dược liệu, đào tạo các nhà quản lý y tế để hướng tới mục tiêu xuất khẩu” - ông Mehar nói.
 
Iran cũng nắm bắt được cơ hội mới. Theo Pakobserver, với 2.100 dược liệu và cây hương liệu có thể dùng làm mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc nhuộm và thuốc, năm 2011, Iran đã kiếm được khoảng 60 triệu USD. Để tiếp tục khai thác cơ hội này, ông Mohammad Hassan Osareh - Viện Nghiên cứu, đăng ký, chứng nhận hạt giống và cây giống thuộc Bộ Nông nghiệp Pakistan - cho rằng: “Iran nên thành lập các cơ quan độc lập để kiểm tra các công đoạn thuộc quy trình sản xuất, từ sản xuất, phân phối, thương mại hóa đến quảng bá thảo dược”.
 
Trong khi đó, Mỹ - thị trường tiêu thụ dược phẩm lớn nhất thế giới - lại có cách làm khác, theo trang Roanoke. Họ tổ chức các chương trình, dự án nhằm quy tụ người nông dân tham gia trồng thảo dược ngay trên đất Mỹ. Trung tâm Mái nhà xanh cho dược phẩm Trung Quốc là một ví dụ. 10 năm qua, họ liên tục chiêu nạp và đào tạo người trồng dược thảo. Năm 2015, họ ký hợp đồng với 25 trang trại. Năm 2016, con số này tăng gấp đôi - lên mức 50 trang trại. Số loại cây trồng từ 13.000 tăng lên 30.000. Hằng năm, mỗi trang trại thu được từ 15.000-25.000USD/hécta.
 
Bên cạnh đó, trung tâm thành lập Hiệp hội Người trồng dược thảo Appalach để hỗ trợ tập huấn người trồng, kiểm tra chất lượng cây, quy trình thu hoạch cũng như tiêu thụ cây dược liệu. Trung tâm còn tham vấn các thầy thuốc đông y về những loại thảo dược họ cần dùng. “Mục đích là kết nối giữa thầy thuốc với người trồng và người cung ứng dược liệu” - Giám đốc dự án Rob Glenn cho hay.


Theo Hiền Thảo/KHPT
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập211
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,513
  • Tổng lượt truy cập90,258,906
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây