Học tập đạo đức HCM

Trồng măng mai xóa nghèo, từng bước vươn tới khá giả

Thứ tư - 16/08/2017 05:54
Dễ trồng, sản phẩm làm ra luôn được các doanh nghiệp săn đón, cây măng mai ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
15-03-38_bi_lm_giu_tu_trong_mng_mi_1
Phơi khô măng mai

Có lợi thế đất đồi, được chính quyền địa phương vận động mở rộng trồng tre măng mai, một loại măng ngọt, gia đình chị Hoàng Thị Thường, dân tộc Tày ở bản Khéo, đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng ngô, đỗ tương sang trồng măng mai.

Vốn đầu tư ban đầu không cao, lại dễ chăm sóc, năm 2009 gia đình chị đã trồng được gần 1.000 gốc. Qua 8 năm triển khai, vừa trồng, vừa cung cấp giống ra thị trường và thu gom măng của bà con trong bản để bán, mỗi năm chị Thường có thu nhập trên 100 triệu đồng.

Theo chị Thường trồng cây măng tốt nhất là vào mùa xuân vì đây là thời điểm lượng mưa đều. Trồng trên đất bằng thì bón lót thêm phân NPK hoặc phân chuồng. Khi thu hoạch mỗi gốc phải để 2 - 3 củ măng phát triển thành cây cho sang năm mọc tiếp. Hàng năm, từ tháng 6 đến tháng 8 là thời điểm chị tất bật với việc phơi măng để bán. 

Tương tự, từ năm 2007 gia đình anh Hoàng Văn Bình ở cùng bản Muổi cũng mạnh dạn trồng gần 500 gốc măng. Năm 2010 bắt đầu cho thu hoạch, trung bình mỗi năm anh bán được hàng chục tấn măng tươi, khô các loại, trừ chi phí cho thu lãi khoảng 70 triệu đồng.

Không chỉ gia đình anh Bình, chị Thường mà nhiều hộ khác ở xã Lâm Thượng cũng có kinh tế khá giả từ trồng măng mai.

Hiện toàn xã có khoảng 500ha, tập trung chủ yếu ở bản Khéo, Nặm Chắn và Nặm Chọ, với tổng sản lượng trên 1.000 tấn măng tươi mỗi năm. Qua đánh giá, măng mai là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, bình quân mỗi búi cho thu hoạch từ 2 - 3 tạ măng tươi. Khi thu hoạch về ta phơi khôi bán ra thị trường với giá trên 100.000 đồng/kg.

KHẮC ĐIỆP/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập359
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm358
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,556
  • Tổng lượt truy cập92,041,285
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây