Học tập đạo đức HCM

Vườn rau khí canh của chàng trai Khmer

Thứ ba - 15/08/2017 03:33
Sau khi tốt nghiệp đại học ở TPHCM, chàng trai dân tộc Khmer Dương Minh Trung trở về quê hương xây dựng mô hình sản xuất rau sạch phục vụ người dân. Vườn rau sạch của Trung rất đặc biệt vì cách trồng rau theo mô hình khí canh, công nghệ tưới của Israel.
Dương Minh Trung trong vườn rau khí canh công nghệ cao của mình
Dương Minh Trung trong vườn rau khí canh công nghệ cao của mình

Trong thời gian qua, trang trại rau khí canh bằng công nghệ Israel của Dương Minh Trung, 28 tuổi (dân tộc Khmer, ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) được nhiều người quan tâm, tò mò khi ngang qua đến nỗi phải ghé vào tham quan rồi… mua cho được đem về nhà.

Dương Minh Trung là con út trong gia đình có 3 chị em. Năm Trung lên 4 tuổi thì cha mất, đến 9 tuổi thì mẹ cũng nối gót cha. Thời mới lớn, Trung vừa học vừa phụ anh trai quản lý cây xăng do cha mẹ để lại. Năm 2011, anh tốt nghiệp Đại học Nông Lâm TPHCM ngành nuôi trồng thủy sản và quyết định trở về quê nuôi tôm.

Nuôi được dăm ba tháng, tôm thường bị chết, thua lỗ, anh phải vác ba lô trở lên TPHCM tìm việc làm. Ròng rã suốt 6 năm trời ở đây, công việc của anh là thiết kế, thi công sân vườn cho hộ gia đình, các công trình, khu dân cư.

Trong thời gian này, Trung thấy được nhu cầu của người dân là muốn trồng rau sạch tại nhà, tận dụng tối đa khoảng trống trong nhà để trồng rau phục vụ bếp ăn gia đình. Qua quá trình mày mò, học hỏi tài liệu trong và ngoài nước, đến đầu năm 2016, Trung khởi xướng và cùng với nhóm bạn mở trang trại trồng rau sạch theo mô hình khí canh, công nghệ tưới của Israel.

Đến đầu năm 2017, anh lại về quê chia sẻ ý tưởng của mình với nhóm bạn học thời phổ thông. Sau đó, cả nhóm 5 người nhất trí hùn vốn gần 1 tỷ đồng để thuê 3.000m2 đất ở bên trong Khu văn hóa Hồ Nước Ngọt, TP Sóc Trăng mở trang trại trồng rau theo công nghệ hiện đại này.

 

Hiện tại, Trung đang trồng trên diện tích 1.200m2 với 30 loại rau, số diện tích còn lại anh dự định xây 600 luống rau phục vụ cho trẻ em trải nghiệm làm nông nghiệp sạch miễn phí bằng cách liên kết với các trường tiểu học trên địa bàn thành phố.

 Theo anh Trung, trung bình 1 tháng, trang rại của anh cung cấp khoảng 4 tấn rau, phương thức bán hàng qua đường dây nóng, online và trực tiếp. Cụ thể, khách hàng đặt mua 1 gói sản phẩm 15kg với 30 loại rau, thì mỗi ngày lấy ra một ít, tự chọn làm sao trong vòng 1 tháng thì lấy đủ 15kg. Khách hàng nhận được sản phẩm hoàn toàn sạch. Hơn nữa, họ đến tận trang trại thu hoạch, thấy tận mắt quy trình sản xuất của mình để yên tâm.

Cũng nhờ sản xuất tại chỗ nên giá trị dinh dưỡng rau được giữ tốt nhất, không bị hư hại và mất thời gian vận chuyển. Từ đó rút ngắn thời gian từ thu hoạch đến tay người tiêu dùng đảm bảo tối đa lượng dinh dưỡng cho sản phẩm.

Theo lời Trung, thế mạnh của mô hình này là tận dụng tối đa diện tích trồng. Ví dụ, với 100m2 thì trồng có thể tăng diện tích gấp 3 lần do tận dụng không gian phía trên; rễ rau tiếp xúc trực tiếp với không khí nên giảm chi phí làm giá đỡ cho bộ rễ, chỉ cần cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho rau thông qua bộ cảm biến tự động, hệ thống sẽ phun nước có dưỡng chất ướt đều lên bộ rễ để rau phát triển.

Ưu điểm của mô hình này là hoàn toàn không sử dụng phân hóa học, mà dưỡng chất cung cấp cho bộ rễ phát triển tốt là sử dụng hợp chất hữu cơ. Cụ thể, dùng cá phân hủy lấy đạm, xương và mật mía, rong biển phân hủy… cung cấp cho rau. Còn nếu bị côn trùng hay thứ khác gây hại thì dùng chiết xuất từ cây sầu đâu để xử lý.

Trung kể: Trong quá trình làm đối mặt với muôn ngàn khó khăn. Vấn đề khó khăn nhất là vốn và liên kết với người dân. “Thời gian đầu kỹ thuật chưa hoàn thiện nên năng suất không như mong muốn. Để được như bây giờ cũng phải mạo hiểm, nhiều đêm liền không ngủ được, cứ trằn trọc lo đầu ra và cải thiện chất lượng”.

Theo anh Nguyễn Thành Duy - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng: Đây là mô hình mang tính sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm sạch. Ở đây các bạn đầu tư mô hình cụ thể, có tính toán thị trường, đồng thời, giúp người dân nhận diện rau an toàn là như thế nào.

Mô hình có triển vọng vì tâm lý người người dân muốn có thực phẩm sạch. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có mô hình như thế này nên gọi đây là bước đi tiên phong. Hơn nữa, đây không phải là chuyện bạn trẻ tự nghĩ ra rồi tự phát làm mà có quá trình học hỏi, tham cứu, triển khai nhiều nơi, sau đó, các bạn quay trở về mảnh đất quê hương của mình lập nghiệp để phục vụ người dân.

Tác giả bài viết: THÚY AN

Nguồn tin: giaoducthoidai.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập362
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại866,909
  • Tổng lượt truy cập92,040,638
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây