Học tập đạo đức HCM

“Vốn mồi” cho những thương binh trên mặt trận nông nghiệp

Thứ năm - 02/08/2018 20:45
Đều chia tay đồng đội ở độ tuổi 20 từ các mặt trận đang cam go, ác liệt với một phần thân thể và sức khỏe bị mất đi, trở về đời thường nhưng phải đối mặt với vết thương lúc trở trời và vật lộn với cuộc sống, làm gương cho con cháu... những cựu chiến binh (CCB), thương, bệnh binh hôm nay vẫn vững vàng với cơ ngơi do chính mình tạo ra và đang vui vầy tuổi xế chiều cùng con cháu.

CCB Phan Văn Được với lứa bông cát tường rực rỡ từ đồng vốn chính sách tạo ra (Ảnh: Lê Hoa)

Trở về từ mặt trận cam go

Thương binh 2/4 Hồ Văn Hợi ở Phước Thành, phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) được vay vốn 50 triệu đồng từ NHCSXH vào năm 2016 cho biết: “Nguồn vốn hiện chưa đủ cho gia đình tôi để đầu tư cơ sở vật chất làm nhà lồng, vì một sào nhà lồng chỉ tính riêng khung sắt với nilon thôi đã tiêu tốn 150 triệu đồng. Vậy nên tôi sử dụng nguồn vốn tích lũy của gia đình cùng với vốn vay chính sách làm được 2 sào nhà lồng trồng hoa và có cơ hội phát triển từ đó”.

Để không phải lo lắng nguồn trả nợ sau này, mỗi tháng gia đình ông Hợi gửi tiết kiệm 500 nghìn đồng, hơn một năm nay đã tích lũy được 13 triệu đồng. Ông dự định, tới năm cuối cùng còn bao nhiêu sẽ gom tiền trả hết, vừa nhẹ nhàng lại không ảnh hưởng tới các kế hoạch khác của gia đình.

Gia đình ông Hợi gắn bó với NHCSXH khoảng 10 năm trước, vay vốn hộ nghèo và HSSV có hoàn cảnh khó khăn cho 3 con đi học... đều hoàn trả hết nợ vay. Đến nay, ông chỉ còn nợ NHCSXH 50 triệu đồng. Vợ chồng ông cùng 4 người con trai quây quần trong căn nhà xây đơn giản, ấm cúng. Hồi trẻ, ông Hợi đi dân quân du kích, rồi tham gia lực lượng cơ động của phường, tham gia truy quét Fulro ở Đạ Chais, Đa Thiện...

Người thương binh vượt khó làm giàu

Ở phường 7, TP Đà Lạt không ai lại không biết thương binh 1/4 Phan Văn Được trở về từ chiến trường Campuchia, bị mất một phần ba lá gan ở độ tuổi đẹp nhất đời người - 20 tuổi. Ông làm 7 sào nhà lồng trồng hoa cùng vợ và các người con, đồng thời, thuê thêm vài lao động những khi nhiều việc. Với 7 sào nhà lồng trồng hoa, nhà ông Được trồng luân phiên nên lúc nào cũng có vườn đang rộ bông. Mỗi sào bông, gia đình ông thu về 100 triệu đồng, nhưng mất một nửa là chi phí ban đầu. Vì vậy, 50 triệu đồng NHCSXH cho vay đã giúp gia đình ông “thong thả được một lứa bông”.

Ông cũng cất riêng mỗi tháng 200 nghìn để gửi tiết kiệm qua Tổ tiết kiệm và vay vốn. Dù vốn vay từ NHCSXH chưa nhiều nhưng với những hộ gia đình như ông cũng là nguồn động lực lớn để phát triển sản xuất. Hầu như gia đình nào làm vườn đều phải vay vốn chính sách làm “vốn mồi” dựng nhà lồng. Vì nếu không làm nhà lồng, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, năng suất không cao, dẫn đến thu nhập chẳng đâu vào đâu. Hoặc, các hộ dân xung quanh làm nhà lồng hết, mình ở giữa, không làm nhà lồng cũng không thể trồng trọt được.

Ông Nguyễn Thanh Phương - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn cho biết thêm: “Tổ có 39 tổ viên vay trên 1,6 tỷ đồng của NHCSXH. Trong tổ có 3 CCB đều tham gia sản xuất nông nghiệp và đều là những hộ nông dân sản xuất hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng múc đích, mang lại lợi ích kinh tế cao cho gia đình và xã hội”.

Tác giả bài viết: Lê Hoa (KCNB)

Nguồn tin: cpv.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm167
  • Hôm nay32,896
  • Tháng hiện tại1,033,351
  • Tổng lượt truy cập92,207,080
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây