Học tập đạo đức HCM

Cần đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp

Thứ tư - 01/08/2018 23:41
Cơ giới hóa nông nghiệp được xác định là chủ trương của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên sau nhiều năm, theo đánh giá, các phương tiện máy móc để thay thế sức người vẫn chưa đạt như mong muốn.

Theo số liệu tổng hợp, nếu lấy năm 2006 làm mốc so sánh thì tính đến thời gian này, cơ giới hóa nông nghiệp của chúng ta sau hơn 10 năm đã tăng lên không đáng kể. Cụ thể, số lượng máy kéo tăng gần 2 lần, máy gặt tăng gần 3 lần, máy phun thuốc BVTV tăng gần 6 lần. Cơ giới hóa nông nghiệp phát triển không đồng đều, chỉ tập trung vào một số ngành cơ bản, trong đó đáng chú ý nhất là về chuyên canh lúa. Nhưng ở ngành có thế mạnh này, cũng chỉ tập trung ở một số khâu như làm, thu hoạch và xay xát.

Hiện nay mức độ đáp ứng cơ giới hóa trong toàn ngành liên quan đến sản xuất của người nông dân mới đáp ứng được 32,6% nhu cầu. Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của Việt Nam được coi là thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và châu Á. Hiện công suất cho ngành này mới đạt bình quân 1,6 HP/ha canh tác, trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan đã đạt 4 HP/ha, Trung Quốc đạt 8 HP/ha, Hàn Quốc 10 HP/ha.

Theo Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT), mặc dù tỷ lệ cơ giới hóa cao song trình độ trang bị còn rất lạc hậu. Hầu hết các máy làm đất công suất nhỏ chỉ thích hợp với quy mô hộ và đất manh mún. Cơ giới hóa tập trung chủ yếu trên cây lúa; gieo trồng lúa bằng công cụ sạ hàng kéo tay, máy cấy mới chỉ rải rác ở một số địa phương với tỷ lệ thấp.

 Cơ giới hóa nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa đạt được như yêu cầu. 
Ảnh: Phương Nguyên

 

Sau nhiều năm thực hiện Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010 tầm nhìn tới năm 2020, ngành cơ khí chế tạo máy kéo, máy nông nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được 32,6% thị trường; thấp hơn mục tiêu của chiến lược đã đề ra. Nhập siêu của ngành cơ khí lớn hơn 10 tỷ USD/năm, trong đó giá trị nhập khẩu thiết bị máy móc chiếm tỷ lệ cao nhất.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo nhiều chuyên gia là do vướng mắc về cơ chế đã tạo cho người dân và doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ. Chẳng hạn như có chính sách quy định là nông dân mua máy thì được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi, được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong năm đầu tiên nhưng do cơ chế giải ngân chậm, lạc hậu nên nhiều chính sách không đến được với nông dân.

Theo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, để chính sách đi vào thực tiễn cần phải thực hiện tốt các chính sách đó bằng các cơ chế cụ thể. Đặc biệt là cần phải tập trung cho ba vị trí quan trọng là doanh nghiệp, nông dân, nhà nghiên cứu khi đầu tư vào khoa học công nghệ, đầu tư cho cơ giới hóa. Còn theo Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam, ngành cơ khí máy nông nghiệp gần như “dậm chân tại chỗ”. Cả nước hiện có khoảng 100 cơ sở chế tạo, song phần lớn là quy mô nhỏ, sản xuất chất lượng thấp, quy trình sản xuất khép kín, thiếu chuyên môn hóa, thiếu hợp tác liên kết trong tổ chức sản xuất.

Được biết, hiện nay đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước, có tổng diện tích gieo trồng khoảng 3,8 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 2,1 triệu ha đất sản xuất lúa, tương đương 2,8 triệu hộ làm nông nghiệp, nhưng số hộ có máy kéo hiện nay đạt thấp. Các máy gieo sạ, thu hoạch chỉ đạt từ 60 đến 75% tổng diện tích toàn vùng; máy gặt đập liên hợp, máy sấy chỉ đạt hơn 38% đến 50%. Đặc biệt ở các khâu cấy, làm cỏ, phun thuốc có độ cơ giới hóa rất thấp chưa được 10%. 

Ông Đào Quang Khải, GĐ Cty TNHH MTV Máy kéo & máy nông nghiệp (TAMAC) luôn lo lắng vì tình trạng khan hiếm kỹ sư do không có nơi nào cung cấp nguồn lao động, bởi các trường ĐH trên cả nước hiện nay gần như vắng bóng sinh viên học nghề cơ khí chế tạo máy nông nghiệp. Trước đây, cả nước có 5 trường đại học đào tạo chuyên ngành cơ khí nông nghiệp, nhưng hiện nay chỉ còn Khoa Cơ khí của Học viện Nông nghiệp và Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh là có chuyên ngành này. Tuy nhiên số lượng sinh viên đăng ký học ngành này rất hiếm hoi, tuyển sinh liên tục không đạt chỉ tiêu.

Tác giả bài viết: Phương Nguyễn

Nguồn tin: congluan.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm308
  • Hôm nay23,019
  • Tháng hiện tại1,266,289
  • Tổng lượt truy cập88,621,359
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây