Học tập đạo đức HCM

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2018

Thứ ba - 31/07/2018 22:36
Tăng trợ cấp với người có công; bỏ quy định trẻ dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế; hỗ trợ liên kết sản xuất nông nghiệp đến 10 tỷ đồng... là những chính sách có hiệu lực từ tháng 8.

Trường mầm non nước ngoài được nhận trẻ Việt Nam dưới 5 tuổi

Nghị định 86/2018 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/8/2018 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

chính sách nổi bật
Từ ngày 1/8, các trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được nhận trẻ dưới 5 tuổi. Ảnh minh họa: Internet

Theo Nghị định này, các cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam vào học chương trình giáo dục của nước ngoài mà không giới hạn độ tuổi (Quy định hiện hành không cho phép tiếp nhận học sinh Việt Nam không đủ 5 tuổi vào học chương trình của nước ngoài).

Số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh tại cơ sở. Ngoài ra, học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục nước ngoài phải được học các nội dung bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cấm chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu để cơ cấu nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 15/2018/TT-NHNN ngày 18/6/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2016/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 2/8/2018.

Theo đó, Thông tư quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời, bãi bỏ quy định về các loại trái phiếu doanh nghiệp được mua.

Thông tư này cũng quy định nội bộ về mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có thêm tối thiểu các nội dung như: Quy định kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu phát hành với mục đích thực hiện các dự án, dự án thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…; Quy định cụ thể về các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và chính sách tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực này.

Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường lên gần 100 triệu đồng

Có hiệu lực từ 10/8, Thông tư 56/2018 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan Trung ương thực hiện.

Cụ thể, với dự án công trình dân dụng, mức thu từ 8 đến 84 triệu đồng; dự án hạ tầng kỹ thuật từ 8,6 đến 86 triệu đồng; dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi từ 8,8 đến 88 triệu đồng; dự án giao thông từ 9,2 đến 92 triệu đồng; dự án công nghiệp từ 9,6 đến 96 triệu đồng. 100% tiền phí thu được sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước.

Hỗ trợ liên kết sản xuất nông nghiệp đến 10 tỷ đồng

cong_nghe_cao_traw
Liên kết sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ lên đến 10 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Internet

Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp quy định dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được hỗ trợ như sau:

Hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết (nhà xưởng, bến bãi…). Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng.

Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng. Hỗ trợ 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.

Để được hưởng ưu đãi, các bên liên kết phải đảm bảo một số điều kiện như: phù hợp với quy hoạch; có giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm chất lương sản phẩm, an toàn thực phẩm; thời gian liên kết tối thiểu 3 năm hoặc 5 năm. Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/8/2018.

Tôm bơm tạp chất được phát hiện phải lập biên bản tại chỗ

tap_chat
Phát hiện bơm tạp chất vào tôm phải lập biên bản tại chỗ. Ảnh: Việt Tường/báo Tri thức trực tuyến

Có hiệu lực từ ngày 24/8/2018, Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm nêu rõ: Trường hợp tổ chức kiểm tra theo đoàn, khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tạp chất, trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

Đồng thời, niêm phong tang vật phương tiện vi phạm hành chính. Niêm phong phải có dấu treo của Cơ quan kiểm tra, chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và chữ ký của đại diện Cơ sở. 

Việc niêm phong phải được lập thành biên bản. Trong trường hợp không có chữ ký của đại diện cơ sở, niêm phong phải có chữ ký của người chứng kiến hoặc chữ ký của tất cả các thành viên trong đoàn và ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký niêm phong, biên bản”.

Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để ban hành quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi niêm phong.

Trường hợp kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập, khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tập chất thì phải lập biên bản; báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để có biện pháp xử lý phù hợp.

Tăng trợ cấp cho người có công

tro-cap-nguoi-co-cong_fdbc_thumb
Người có công với cách mạng sẽ được tăng trợ cấp từ 27/8. Ảnh minh họa: Internet

Nghị định 99/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 27/8/2018 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.515.000 đồng; thay mức 1.417.000 đồng trước đây.

Như vậy, mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của mỗi liệt sĩ là 1.515.000 đồng. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến là 1.270.000 đồng.

Bệnh binh được hưởng trợ cấp từ 1.581.000 đến 3.859.000 đồng, tùy mức suy giảm khả năng lao động. Riêng bệnh binh bị suy giảm từ 81% trở lên còn được hưởng thêm mức phụ cấp từ 760.000 đến 1.515.000 đồng/tháng.


Tác giả bài viết: Phương Dung (Tổng hợp)

Nguồn tin: thuonghieuvaphapluat.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập834
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại763,159
  • Tổng lượt truy cập93,140,823
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây