Học tập đạo đức HCM

Vườn rau sạch trong sân trường

Thứ bảy - 01/04/2017 10:34
Mô hình canh tác rau sạch theo hướng hữu cơ, được áp dụng trong các tiết sinh học và công nghệ, đã giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm, sớm hình thành ý tưởng khởi nghiệp.
Rèn tính tự lập cho học sinh
Cô Đồng Thị Thuận, Hiệu trưởng Trường THTP Lương Thế Vinh (xã An Quy, H.Thạnh Phú, Bến Tre), cho biết: “Trường mới bắt đầu hoạt động từ tháng 8.2016. Tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng chúng tôi xác định sẽ cố gắng hướng các em phát triển tư duy thực nghiệm logic thông qua các buổi học tập thực tế”.
Phần đông nhà các em học sinh ở sâu trong rừng dừa nước, có em nhà cách lộ lớn cả chục cây số, mỗi ngày đến trường phải đi bộ trên bờ vuông tôm hoặc bơi xuồng. Nhiều phụ huynh không có điều kiện và thời gian đưa rước nên hơn 40 em phải ở bán trú tại trường. Xuất phát từ thực trạng trên, ngay từ đầu năm học, nhà trường quyết định thực hiện mô hình trồng rau an toàn ngay tại sân trường. Vườn rau có diện tích khoảng 200 m2, trồng nhiều loại như: rau muống, mồng tơi, cải bẹ xanh, rau mầm...

Để tập cho các em có tinh thần trách nhiệm và tính tự lập, trường chọn hình thức “xã hội hóa” trong học sinh. “Chúng tôi chỉ hoạch định mô hình và kinh phí thực hiện, sau đó các em tự thỏa thuận góp vốn vào. Trong quá trình canh tác, nhà trường chỉ hỗ trợ cho giáo viên hướng dẫn có điều kiện tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng rau hữu cơ. Cô Phan Thị Kim Thanh, giáo viên bộ môn sinh học và công nghệ, được giao nhiệm vụ này”, cô Thuận chia sẻ.
Cô Kim Thanh cho biết: “Hơn 40 học sinh nội trú được chia thành 4 nhóm. Mỗi em hùn 50.000 đồng để mua giống và dụng cụ sản xuất. Thông qua các buổi học, tôi hướng dẫn các em kỹ thuật chăm sóc rồi để các em tự thực hiện. Rau thu hoạch được ưu tiên bán cho căn tin của trường để chế biến phục vụ cho học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, trong 3 tháng gần đây, sản phẩm thu được ngày càng nhiều, nhà trường không tiêu thụ hết nên bán cho giáo viên, phụ huynh các trường khác”.
Cần nhân rộng mô hình
Nói về hiệu quả mô hình rau an toàn này, cô Thanh tỏ ra phấn khởi: “Tất cả học sinh đều yêu thích môn học và quan trọng là các kiến thức tôi truyền lại các em nắm rất chắc. Vừa rồi chúng tôi có gặp giám đốc một công ty chuyên kinh doanh rau an toàn ở TP.HCM, người này cho biết sẵn sàng mua hết sản phẩm của nhà trường với giá cao và cả những sản phẩm của các em trồng tại nhà theo quy trình hướng dẫn của nhà trường”.
Ở các tiết học, những “nông dân” có “cổ phần” tỏ ra rất rành nghề và nắm rõ quy trình “từ hạt giống đến bàn ăn” của rau hữu cơ.

Nguyễn Thị Thúy Nhi (lớp 10A3) chia sẻ: “Để an toàn cho người dùng, phải sử dụng cồn ngâm ớt để trị rầy chứ không dùng thuốc bảo vệ thực vật”.
Còn Nguyễn Thanh Cảnh (lớp 10A3) chia sẻ về kỹ thuật và cho biết thêm: “Sau này em sẽ cố gắng học để trở thành kỹ sư nông nghiệp, chuyên nghiên cứu về đất với hy vọng tìm ra biện pháp giúp người dân ở vùng đất bị xâm nhập mặn nặng như Thạnh Phú có thể phát triển được nền nông nghiệp hữu cơ”.
Ông Lê Ngọc Bửu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre, đánh giá mô hình trồng rau an toàn theo hướng hữu cơ của Trường THPT Lương Thế Vinh là sự cụ thể hóa phương pháp giảng dạy theo hướng chú trọng thực nghiệm để phát triển tư duy logic cho các em. Mô hình còn là cách tuyên truyền hiệu quả nâng cao ý thức cho học sinh, phụ huynh về an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Chúng tôi đang rà soát các trường khác, nếu khuôn viên trường có điều kiện sẽ được khuyến khích áp dụng mô hình trồng rau hữu cơ của Trường Lương Thế Vinh”, ông Bửu nói.
Ông Lê Xuân Vinh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư tư vấn khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Bến Tre, cho biết: “Ý nghĩa của mô hình trồng rau an toàn theo hướng hữu cơ tại Trường THPT Lương Thế Vinh rất đáng ghi nhận. Chúng tôi quyết định hỗ trợ 20 triệu đồng cho trường đầu tư xây dựng nhà lưới rộng 200 m2 để mô hình này có điều kiện phát triển hơn nữa”.
 

Theo Phương Nam/ Báo Thanh Niên

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập440
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại871,265
  • Tổng lượt truy cập92,044,994
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây