Học tập đạo đức HCM

Xu hướng tiêu dùng thực phẩm: Ngon và sạch

Thứ năm - 31/05/2018 03:36
Trước thực trạng các loại thực phẩm kém chất lượng, không an toàn vệ sinh bày bán tràn lan trên thị trường, nhiều người tiêu dùng đã "tự vệ" bằng cách chọn mua những mặt hàng ngon và sạch ,được kiểm soát chặt trong quy trình sản xuất, chế biến. Xu hướng người dân chọn thực phẩm ngon,sạch cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) đổ vốn vào sản xuất và không ngừng mở rộng thị trường.

Thà ăn ít nhưng ngon và sạch

Ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay, nhiều người tiêu dùng ngán ngại với tình trạng bày bán tràn lan thực phẩm kém chất lượng, nhiều loại làm bằng nguyên liệu đã bị ôi thiu, tẩm ướp hóa chất độc hại gây ảnh hướng đến sức khỏe. Để đối phó với các loại thực phẩm kém chất lượng, nhiều người tìm đến các loại thực phẩm có nguồn gốc tự nuôi trồng, đưa từ quê vào, mua hàng hóa của những nơi kinh doanh thực phẩm sạch có uy tín.

“ Để cải thiện chất lượng bữa ăn, tôi thường dùng các loại rau củ qủa từ người thân ở Bến Tre gửi lên hàng tuần. Riêng các loại cá, thịt, nước chấm thì chọn mua những mặt hàng có dán tem nhãn được truy xuất nguồn gốc từ siêu thị hoặc các cửa hàng bán thực phẩm sạch gần nhà. Thà dùng ít đi nhưng thực phẩm ngon và sạch là cách để bảo vệ  sức khỏe cho cả gia đình hiện nay”, bà Lâm Thị Lài, giáo viên một trường trung học ngụ tại quận Tân Bình chia sẻ.

Bà Huỳnh Thị Lan, công tác tại bệnh viện Từ Dũ cho biết, để cải thiện bữa ăn hàng ngày bà đã sử dụng hết diện tích sân thượng làm vườn trồng các loại rau, riêng thịt cá thì chọn hàng Vissan, CP. Theo bà Lan, cách dùng thực phẩm kiểu này đã loại cơ bản những độc tố trong quy trình sản xuất và chế biến vì bản thân người tiêu dùng không thể biết được người trồng  tỉa đã cach tác theo cách nào.

Vài năm gần đây, ở TP. Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều nhóm tiêu dùng“bữa cơm ngon và sạch” bằng hình thức chia sẻ trên mạng những thùng hàng từ quê mang lên hoặc các địa chỉ kinh doanh hàng hóa do “nhà làm” như gạo, cá thịt, rau củ qủa, thực phẩm chế biến. Bà Trần Tuyết Tuyết, công tác tại Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, cứ dăm bữa hoặc nửa tháng các chị em trong cơ quan xúm lại chia sẻ cá thịt, rau xanh, nước mắm do người thân ở Bình Thuận, Vĩnh Long, Tiền Giang gửi lên, họ là bà con của các nhân viên làm cùng cơ qaun. Giá hàng hóa mua kiểu này đắt hơn ngoài thị trường chừng 30-60% nhưng mình cơ bản nắm được chất lượng hàng hóa đảm bảo và an toàn vệ sinh vì họ đánh bắt, nuôi trồng theo cách tự nhiên.

Thay phương thức chế biến và làm mới bao gói khiến cho sản phê của Công ty Võ Gia được nhiều người tiêu dùng chú ý chọn mua  

Cơ hội của các nhà sản xuất

Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng sạch và ngon gia tăng, nhiều DN đã chuyển hướng làm thực phẩm sạch theo cách riêng của mình và không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Cửa hàng BaKaFood vừa khai trương bày bán hơn 300 loại thực phẩm đặc sản “sạch và ngon” tại số 21 Trần Khắc Chân, phường Tân Định, quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Cửa hàng BaKaFood bày bán các loại thực phẩm như nước mắm cá linh Baka, gạo sạch, xoài hòn Mỹ Đức (An Giang); bún ngô, bún gấc (Lào Cai), cá sủ muối vùi Biển Hồ Campuchia; bưởi Tân Triều (Đồng Nai); các loại đậu của người Cao Bằng…

Ông Nguyễn Hà Quốc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm BaKa cho biết, cửa hàng BaKaFood chỉ bán những loại thực phẩm vừa ngon vừa sạch và công ty cam kết với người tiêu dùng điều này. Theo  ông Quốc Anh, để có được những loại đặc sản từ các vùng miền đưa vào kinh doanh, công ty mất hơn 2 năm trực tiếp đến tận đồng ruộng và “ăn nằm” với người sản xuất để chọn ra những loại thực phẩm tốt nhất. Sau khi chọn được sản phẩm, công ty lấy mẫu gửi đến trung tâm kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, từ kết qủa kiểm nghiệm công ty mới đặt hàng nhà sản xuất cung cấp đúng loại hàng, số lượng, kích cở và thời gian giao hàng mà hợp đồng đã ký dài hạn.

“Tất cả các loại hàng hóa đều được công ty đóng gói và dán nhãn với thương hiệu Baka. Việc đóng gói, dán nhãn làm cho sản phẩm đẹp và an toàn vệ sinh hơn, đây cũng là “đầu mối” trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của Công ty BaKa đối với những sản phẩm cung cấp đến tay người tiêu dùng”, ông Quốc Anh cam kết.

Sau nửa năm lấy ý kiến khách hàng và hoàn thiện sản phẩm, trung tuần tháng 5/2018, Công ty Cà phê nguyên chất Võ Gia chính thức đưa sản phẩm Cà phê Gia Đình (Family Coffee) ra thị trường TP.Hồ Chí Minh thông qua  siêu thị Sài Gòn, siêu thị Phạm Hùng và hệ thống cửa hàng Satrafoods. Điểm khác biệt ở những gói Family Coffee là được đóng gói bằng túi giấy tự hủy, trên bao gói có đóng van hơi nên người tiêu dùng có thể ngửi mùi cà phê trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

Ông chủ của Family Coffee cho biết, đây là sản phẩm được chế biến với công thức chuyên biệt dành riêng cho khách hàng là các gia đình người Việt Nam. Sản phẩm đã được Cơ quan chức năng quản lý về An toàn thực phẩm xác nhận công bố chất lượng. Nhà sản xuất cam kết sản phẩm không độn đậu nành, bắp dù chỉ 1%; không sử dụng chất bảo quản, không chất tạo màu đen, không chất tạo độ sánh đậm.

Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngon và sạch ngày càng tăng cao, các DN lớn đã tận dụng cơ hội này để mở rộng mạng lưới sản xuất, kinh doanh. Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) đã đưa cửa hàng tiện lợi Satrafoods thứ 170 vào hoạt động đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh tại TP. Hồ Chí Minh, đây cũng là cửa hàng thứ 180 của SATRA trên toàn hệ thống. Theo SATRA, từ đầu năm 2018 đến nay, DN đã đưa 23 cửa hàng Satrafoods vào hoạt động tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh, các cửa hàng Satrafoods kinh doanh khoảng 4.000 mặt hàng tiêu dùng, trong đó  thực phẩm thiết yếu chiếm hơn 80%. Trong năm 2018, dự kiến, SATRA sẽ mở thêm 60 cửa hàng Satrafoods, nâng tổng số cửa hàng tiện lợi lên con số 217.

Để kéo khách hàng đến với hàng hóa, SATRA phối hợp với các địa phương giám sát quy trình nuôi trồng của nhà sản xuất nhằm bảo đảm việc thực hiện đúng các quy định của tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cửa hàng tiện lợi Satrafood cũng là những điểm đến quen thuộc của xu hướng tiêu dùng ngon và sạch tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng sạch và ngon xuất ngoại

Sản xuất thực phẩm sạch không chỉ phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn nhắm tới xuất khẩu và đây cũng là xu hướng mới trong việc xây dựng, phát triển của các DN trong nước.

Cụ thể, 30 DN của Việt Nam đưa các loại thực phẩm hữu cơ, có chỉ dẫn địa lý tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế về thực phẩm và đồ uống, công nghệ thực phẩm và bán lẻ, nhượng quyền thương mại ở châu Á (ThaiFex) tại Bangkok - Thái Lan. ThaiFex 2018 có 2.500 công ty đến từ 40 quốc gia, được tổ chức từ ngày 29/5 đến 2/6/2018.

Chủ tịch Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh cho biết, DN Việt Nam mang đến ThaiFex các loại thực phẩm hữu cơ như sữa hữu cơ Vinamilk, dừa hữu cơ Betrimex, gạo ST24 (Sóc Trăng), gạo Ecotiger (Trà Vinh), gạo Trung An (Cần Thơ)…Hàng hóa của các DN mang đến hội chợ quốc tế lần này là những sản phẩm đạt chuẩn cao nhất thế giới, đặc biệt là sản phẩm hữu cơ nhiệt đới đa dạng về chủng loại từ nông sản tươi đến nông sản chế biến mà Việt Nam có khả năng để sản xuất.

Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực và thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, đa số các hội viên của Hiệp hội hiện nay đã chuyển hướng sản xuất sản phẩm thực phẩm sạch và có truy xuất nguồn gốc. Nhiều DN hiện đã đầu tư hàng triệu USD để thay mới thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra những sản phẩm chất lượng, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập bày bán tại thị trường Việt Nam đồng thơời hướng đến xuất khẩu.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại855,105
  • Tổng lượt truy cập93,232,769
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây