Học tập đạo đức HCM

An Giang: Chàng sinh viên lập dữ liệu số, chỉ cần giơ điện thoại là... biết tên cây thuốc

Thứ hai - 06/07/2020 09:21
Từ đam mê đối với cây thuốc nam, một sinh viên ở tỉnh An Giang đã tạo dựng hệ thống dữ liệu số về các loại cây thuốc này với mục đích bảo tồn và cung cấp những thông tin chi tiết về cây thuốc thông qua mã QR code.

Vườn thuốc nam được quản lý thông qua mã QR code này là sáng kiến độc đáo của bạn Nguyễn Văn Thuận, sinh viên Trường Đại học An Giang.

Giơ điện thoại là... biết tên cây - Ảnh 1.

Nguyễn Văn Thuận (trái) chăm sóc cây thuốc nam trong vườn. Ảnh: M.A

Vốn bắt đầu chỉ trên mảnh đất 30m2 trong khuôn viên trường để trồng các loại cây đinh lăng, lô hội, với 10 thành viên. Đến nay, khu vườn đã mở rộng hơn 1.500m2 bảo tồn hàng trăm loại cây thuốc quý, với gần 100 tình nguyện viên tham gia.

Thay vì những bảng tên truyền thống, giờ đây mỗi cây thuốc nam này lại được gắn một mã riêng. Đó không đơn thuần là tên mà còn giúp hiển thị các thông tin chi tiết về cây thuốc. Với ý tưởng này, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh người dùng có thể dễ dàng tra cứu thông tin các loại dược liệu.

Ấp ủ ý định hiện từ tháng 8/2018, đến nay, hàng trăm cây thuốc tại vườn đã được gắn mã QR code. Đó là những cây như: Lược vàng, lưỡi mèo, huyết dụ, atiso đỏ... hay các loại quý hiếm như mật nhân, sâm đất...

Thuận chia sẻ: "Ngoài tự nhiên người dân có thể gặp rất nhiều cây thuốc như cây dâu tằm hay cây bàng biển, nhưng có thể không nhận biết hết các giá trị dược liệu của chúng. Đồng thời, những bảng tên truyền thống sẽ không hiển thị hết thông tin của cây thuốc này, chúng em sẽ nâng cấp lên làm các mã, khi quét vào sẽ hiển thị tất cả các thông tin như tên chính, cây dụng, cách trồng, vùng phân bố…".

Theo học ngành bảo vệ thực vật nhưng với đam mê của mình, chàng sinh viên này đã không ngừng nghiên cứu và trau dồi thêm kiến thức về công nghệ thông tin để thực hiện ý tưởng của mình. Tay ngang nên đến với ngôn ngữ lập trình cũng lắm chật vật, dù vậy Thuận vẫn không nản lòng.

Ứng dụng công nghệ trong trồng cây

Để thuận tiện cho người dùng, Thuận đã lập trình mã QR code gồm cả hai loại: Online và offline. Theo đó, mã QR offline có thể truy cập được khi không có internet nhưng nội dung hiển thị chỉ giới hạn trong 300 chữ. 

Riêng với mã QR online, người dùng có thể đọc được nhiều thông tin hơn về cây thuốc, không chỉ là tên khoa học, công dụng, vùng phân bố, mà còn là những trích dẫn từ các đầu sách có uy tín. Mặc khác, người dùng có thể phản hồi trực tiếp thông qua mã và khảo sát được vị trí của các cây dược liệu trong một khu vườn nào đó.

Bạn Ngô Thị Phương Thảo (TP.Long Xuyên, An Giang) chia sẻ: "Có những cây thuốc em đã gặp nhiều rồi nhưng cứ nghĩ nó là 1 cây cỏ bình thường. Khi vào vườn thuốc có mã quét, em text thấy nó có đặc điểm và rất nhiều công dụng. Trên mỗi cây có gắn 1 cái mã chúng ta có thể trực tiếp lấy điện thoại của mình ra để text, rất thuận tiện cho việc tra cứu".

Nhanh chóng và mang nhiều tiện ích là những ưu điểm nổi trội mà vườn thuốc nam này mang lại. Thông qua mã QR, chàng sinh viên này đã tối ưu hóa việc quản lý, bảo tồn, các loại thuốc nam hiện có trong vườn. Còn người dùng thì có thể cập nhật thông tin về các loại cây dược liệu bất kỳ nơi đâu chỉ với chiếc điện thoại thông minh. Thông tin nhanh chóng và chính xác.

Sẵn sàng chia sẻ ý tưởng này với những người quan tâm, vì thế "vườn thuốc nam sử dụng mã QR code" ngày càng tạo hiệu ứng tích cực, nhất là với các bạn sinh viên. "Em Mong muốn vườn thuốc nam sử dụng mã QR code này sẽ mở rộng ra khu vực toàn tỉnh, nhất là ở những nơi đang bảo tồn cây dược liệu"- bạn Thuận cho hay.

Mai Anh - Chúc Ly/https://danviet.vn/

https://danviet.vn/an-giang-chang-sinh-vien-lap-du-lieu-so-chi-can-gio-dien-thoai-la-biet-ten-cay-thuoc-20200702165931535.htm

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay32,659
  • Tháng hiện tại986,471
  • Tổng lượt truy cập92,160,200
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây