Học tập đạo đức HCM

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nuôi loài côn trùng bé tí ở những cái tổ hình thù kỳ dị ví như "kho báu" trong vườn

Chủ nhật - 25/04/2021 09:22
Hiện, nông dân Trần Đức Toản (ngụ xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có 5 trại nuôi ong dú với hàng trăm đàn ong. Mỗi năm, nhờ nuôi loài ong bé như con muỗi này mà anh thu hoạch khoảng 150 lít mật. Mỗi lít mật ong dú có giá bán ngoài thị trường từ 1-2 triệu đồng.

Nông dân nuôi ong dú thu "vàng"

Trong một trại ong dú dưới tán vườn điều, những tổ ong dú bằng thùng gỗ lô nhô cắm trên những cọc sắt. Không như nuôi ong mật thông thường, tổ ong dú được anh Toản làm mỗi cái có một kích cỡ to nhỏ khác nhau. 

Trong mỗi tổ ong dú, anh nông dân Toản thiết kế những ngăn, như: trứng, mật, thức ăn...

Bà Rịa-Vũng Tàu: Vô tình nuôi đàn ong lấy nước bọt biến phấn hoa thành mật đắc như vàng, anh nông dân ôm "kho báu" - Ảnh 1.

Trong trại nuôi ong dú của nông dân Trần Đức Toản, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ong dú là loài ong nhỏ, hiền tính, nọc không độc, không chích đốt nên rất dễ bị thằn lằn, chim sẻ ăn. Chính vì thế, anh Toản trổ những lổ thông ra ngoài tổ, nhằm bảo vệ đàn ong dú.

Nông dân Toản kể, 6 năm trước, anh tình cờ phát hiện tổ ong dú trong thân cây gỗ mục. Sau đó, anh đưa tổ ong dú về nuôi thử.

"Không ngờ, tôi ôm được "kho báu" này" - nông dân Toản thổ lộ.

Theo anh Toản, hiện anh có 5 trại nuôi ong dú. Mỗi trại có 100-120 đàn ong dú.

ADVERTISING Video Player is loading.
Loaded: 100.00%
Play


Advertisement (2 of 2): 1:35
X

"Chia nhỏ để nuôi ong dú mới có hiệu quả. Ong dú mới có đủ nguồn thức ăn", anh Toản chia sẻ.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Vô tình nuôi đàn ong lấy nước bọt biến phấn hoa thành mật đắc như vàng, anh nông dân ôm "kho báu" - Ảnh 2.

Nông dân Toản kiểm tra ổ ong dú.

Điều đáng nói, theo anh Toản, nuôi ong dú ít tốn công chăm sóc, ít tốn tiền đầu tư.

"Ong dú xuất phát từ nguồn tự nhiên nên đã thích nghi với môi trường. Công việc của nông dân là di chuyển tổ ong ngoài tự nhiên về nuôi. Người nuôi không can thiệp thức ăn, vì ong dú lấy thức ăn trong môi trường tự nhiên"- anh Toản nói.

Ong dú đưa về từ tự nhiên, nuôi khoảng 1 năm mới được tách đàn. Khi tách đàn, chọn đúng thời điểm ong dú sinh ra trứng ong chúa. Sau đó, người  nuôi ong dú cứ nhân đàn liên tục.

"Đem trứng ong chúa đặt đâu thì tự khắc sẽ sinh ra một đàn ong dú khác", anh Toản cho biết.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Vô tình nuôi đàn ong lấy nước bọt biến phấn hoa thành mật đắc như vàng, anh nông dân ôm "kho báu" - Ảnh 3.

Để bảo vệ đàn ong dú, tổ ong dú chỉ có một lối ra vào khá nhỏ.

Nuôi ong dú cho thu hoạch mật 2 lần/năm. Lần thu hoạch mật ong dú vào tháng 5 là cho chất lượng mật tốt nhất, như: đặc, ngọt thanh. Lần sau thu hoạch mật ong dú vào tháng 11.

"Mỗi năm, tổng đàn ong dú cho sản lượng mật 100-150 lít" - anh Toản chia sẽ.

Theo nông dân Trần Đức Toàn, ong dú có tiềm năng kinh tế rất lớn. Ong dú tạo ra nguồn mật, phấn và keo ong phục vụ ngành dược.

Tuy nhiên, ong dú rất mẫn cảm với môi trường, thời tiết. Ong dú dễ nhiễm bệnh nấm, vi khuẩn.

Vì thế, phải đảm bảo nhiệt cho ong dú 33 - 35 độ C. Độ ẩm 60 - 80%. Không để đàn ong ngoài nắng, không đặt cửa tổ ong dú hướng tây.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Vô tình nuôi đàn ong lấy nước bọt biến phấn hoa thành mật đắc như vàng, anh nông dân ôm "kho báu" - Ảnh 4.

Theo nông dân nuôi ong dú ở xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, mật ong dú nuôi tại đây có màu vàng chứ không sậm như nơi khác.

"Nó là con ong rất đỏng đảnh, ở rất sạch. Ong dú không chịu được mùi hôi của phân gia súc - gia cầm, mùi hóa chất, tiếng ồn… Vì vậy, môi trường nuôi ong dú phải trong sạch" - anh Toản bộc bạch.

Nhân rộng nghề nuôi ong dú trong nông dân

Ong dú có tên khoa học là Stingless Bee. Ong dú có ngoại hình nhỏ nhất trong loài ong. Trong tự nhiên, ong dú thường làm tổ ở trong những hốc cây, kẽ đá.

Ong dú không ăn phấn hoa để làm mật như các loài ong thông thường.

Thay vào đó, ong dú sẽ tha phấn hoa đem về tổ. Sau đó, ong dú dùng dịch men trong tuyến nước bọt để cô đặc phấn hoa lại thành từng viên nhỏ.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Vô tình nuôi đàn ong lấy nước bọt biến phấn hoa thành mật đắc như vàng, anh nông dân ôm "kho báu" - Ảnh 5.

Hiện, nông dân ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang phát triển nghề nuôi ong dú.

Sau khoảng 6 tháng, những viên phấn hoa này sẽ chuyển hóa thành dạng mật ong.

Sản lượng mật ong dú khá khiêm tốn. Mỗi năm 1 tổ ong dú chỉ có thể cho 250-500ml mật ong.

Ngoài tính năng dược tính đặc biệt, đây cũng là lý do tại sao mật ong dú lại có giá rất cao. Mỗi lít mật ong dú có giá dao động trong khoảng 1,5 – 2 triệu đồng.

Theo ông Trần Văn Mãng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Hiện nay, ở tỉnh có 6 hộ nông dân nuôi ong dú từ 50 tổ trở lên. Trong đó, ông Toản nuôi số lượng ong dú lớn nhất. 

Bà Rịa-Vũng Tàu: Vô tình nuôi đàn ong lấy nước bọt biến phấn hoa thành mật đắc như vàng, anh nông dân ôm "kho báu" - Ảnh 6.

Theo nhiều nông dân nuôi ong dú, tiềm kinh kinh tế từ nuôi ong dú là rất lớn.

"Ong dú đang cho thấy tiềm năng kinh tế rất lớn. Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang có kế hoạch nhân rộng mô hình nuôi ong dú trong nông dân"-  ông Mãng nói.

  •  
Trần Cửu Long/Danviet.vn
https://danviet.vn/ba-ria-vung-tau-nuoi-loai-con-trung-be-ti-o-nhung-cai-to-hinh-thu-ky-di-vi-nhu-kho-bau-trong-vuon-20210425092011032.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay19,541
  • Tháng hiện tại144,818
  • Tổng lượt truy cập92,522,482
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây