Học tập đạo đức HCM

Đồng Tháp: Cho cá chạch lấu, cá heo đuôi đỏ ở "chung nhà", bán đắt tiền, ông nông dân lãi hơn nửa tỷ đồng

Thứ bảy - 24/04/2021 11:24
Mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá, ông Nguyễn Văn Cang ở ấp Long An B, xã Phú Thọ (Tam Nông, Đồng Tháp) lãi hơn nửa tỷ đồng/năm nhờ cho cá chạch lấu ở "chung nhà" với cá heo sông đuôi đỏ trong ao.

Lão nông Đồng Tháp lãi lớn nhờ nuôi cá chạch lấu ghép cá heo đuôi đỏ

Mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá, nhiều hộ dân xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã có của ăn của để, vươn lên làm giàu. Điển hình như ông Nguyễn Văn Cang ở ấp Long An B, mỗi năm thu lãi hơn nửa tỷ đồng từ mô hình nuôi cá chạch lấu ghép với cá heo sông đuôi đỏ trong ao.

Đồng Tháp: Cho cá chạch lấu, cá heo đuôi đỏ ở "chung nhà", bán đắt tiền, ông nông dân lãi hơn nửa tỷ đồng - Ảnh 1.

Mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá, ông Nguyễn Văn Cang ở ấp Long An B, xã Phú Thọ (Tam Nông, Đồng Tháp) lãi hơn nửa tỷ đồng/năm nhờ cho cá chạch lấu ở "chung nhà" với cá heo sông đuôi đỏ trong ao. Ảnh: T.T.T

Với diện tích 8.000m2 nuôi ghép 2 đối tượng là cá chạch lấu và cá heo sông đuôi đỏ, từ năm 2016 đến nay, mỗi năm ông Cang có nguồn lợi nhuận từ 100-200 triệu đồng. Đặc biệt là năm 2019, ông Cang thu hoạch được gần 3 tấn cá chạch lấu thương phẩm, bán với giá 360.000 đồng/kg, thu nhập trên 1 tỷ đồng.

Cộng với 2 tấn cá heo sông đuôi đỏ thương phẩm, bán giá 320.000 đồng/kg, ông có thêm trên 640 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí nuôi 2 loại cá này, ông Cang lãi hơn 650 triệu đồng.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Cang chia sẻ: "Sau khi tìm hiểu các kỹ thuật, mô hình nuôi cá trên tivi, đọc báo, nghe đài và tìm tòi trên internet, năm 2016, tôi đã mạnh dạn đầu tư vốn liếng tiến hành cải tạo 8.000m2 mặt nước ao cạnh nhà.

Tôi làm rất cẩn thận với các bước lên bờ bao, vét đáy ao, vệ sinh sạch sẽ bằng vôi bột, phơi đáy ao khoảng 1 tuần mới bơm nước vào ao, tìm diệt các loại cá ăn tạp như lóc, trê, ếch, rắn… Tiếp đó, tôi để ao vài ngày cho nước có màu xanh của rong - tảo, rồi mới thả cá chạch lấu giống vào ao ương nuôi".

Đồng Tháp: Cho cá chạch lấu, cá heo đuôi đỏ ở "chung nhà", bán đắt tiền, ông nông dân lãi hơn nửa tỷ đồng - Ảnh 2.

Riêng tại xã Phú Thọ đã có 4 hộ triển khai mô hình nuôi xen ghép các loài thuỷ sản trên diện tích 9ha mặt nước.

Trong thời gian ương cá chạch lấu, ông Cang cho cá ăn bằng trứng nước. Sau 2 tháng ương và chăm sóc sẽ thả nuôi đại trà trong ao, cho ăn thức ăn viên công nghiệp có độ đạm cao; tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá.


Ông Cang cho biết: “Trung bình 3 - 4 kg thức ăn sẽ được 1kg cá chạch lấu thương phẩm. Tôi xay nhuyễn thức ăn viên công nghiệp với cá tạp, cua, ốc và hột gòn tạo sự kết dính rồi trộn thêm vitamin C, khoáng chất cho cá ăn nhằm tăng sức đề kháng, giúp cá tăng trọng nhanh. 

Việc phòng ngừa dịch bệnh cho cá cũng được tôi thực hiện kịp thời theo đúng quy tình hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp và thay nước ao định kỳ. Trong ao, tôi còn đặt hệ thống quạt nước để tạo oxy cho đàn cá khỏe mạnh…”.

Khi cá chạch lấu được 3 - 4 tháng, ông Cang mua cá heo sông đuôi đỏ do người dân đánh bắt được ngoài tự nhiên thả vào chung một ao nuôi ghép. Nhờ tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật, đàn cá của ông Cang luôn phát triển tốt, đáp ứng cả 2 yếu tố về sản lượng và chất lượng. 

Hiện mô hình độc đáo này đang được địa phương khuyến khích nhân rộng. Riêng tại xã Phú Thọ đã có 4 hộ triển khai mô hình này trên diện tích 9ha mặt nước. 

Tuy nhiên, ông Cang cũng đưa ra lời khuyên, đầu tư nuôi 2 đối tượng cá này đòi hỏi chi phí lớn, bởi vậy bà con cần nắm rõ kỹ thuật thả nuôi để hạn chế tối đa thiệt hại.

Theo Trọng Trung/ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay19,807
  • Tháng hiện tại145,084
  • Tổng lượt truy cập92,522,748
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây