Học tập đạo đức HCM

Bắc Giang: Một nông dân tỷ phú trồng giống tre gì mà mỗi ngày cắt măng bán kiếm được 3-5 triệu đồng?

Thứ hai - 01/02/2021 06:56
Mấy năm gần đây, trồng tre lục trúc lấy măng được bà con nông dân xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) quan tâm và trồng nhiều bởi cho thu nhập cao.

Theo sự giới thiệu của cán bộ khuyến nông xã Ngọc Châu (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), chúng tôi tìm đến thôn Trại Mới để gặp chị Dương Thị Luyện - người trồng cây tre lục trúc và có thu nhập cao từ loài cây này.

Đi thăm vườn tre lục trúc đang thời kỳ cắt măng của chị Dương Thị Luyện, chị cho biết, năm 1995, có một dự án trồng thử nghiệm loại tre lục trúc tại xã và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên chị quyết định đầu tư trồng hơn 200 gốc. 

Bắc Giang: Một nông dân tỷ phú trồng giống tre gì mà mỗi ngày cắt măng bán kiếm được 3-5 triệu đồng? - Ảnh 1.

Chị Dương Thị Luyện (xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đang giới thiệu về măng lục trúc. Nhờ trồng tre lục trúc bán măng mà mỗi ngày chị Luyện có thu nhập từ 3-5 triệu đồng.

Lúc ý chị cũng không nghĩ mình sẽ gắn bó với loại cây trồng này nên cũng không quan tâm, chăm sóc cây tre lục trúc mà tập trung phát triển chăn nuôi. 

Sau đó chăn nuôi bị dịch bệnh, chị thua lỗ gần 4 tỷ đồng. Tưởng chừng gục ngã thì nhận thấy thị trường tiềm năng của măng lục trúc nên bắt đầu mở rộng diện tích.

Hiện tại chị Dương Thị Luyện đã có gần 05 ha trồng Lục trúc ở khắp các thôn trong xã Ngọc Châu. Theo đó, tre Lục trúc trồng vào mùa mưa là tốt nhất, khi trồng gần 1 năm là được thu hoạch măng.

Trung bình mỗi gốc tre Lục trúc cho từ 10 - 15 kg măng. Mùa thu hoạch măng tre lục trúc kéo dài hơn 6 tháng (từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch).

 Giá bán măng tre lục trúc hiện tại chị giao cho nhà hàng là 50.000 đồng/kg măng tươi chưa bóc, 70.000 - 80.000 đồng/kg măng tươi đã bóc.

Vào mùa cắt măng tre, trung bình mỗi ngày chị Luyện thu được 5 - 7tạ măng tre. Măng tre thu tới đâu, chị giao tới đó, thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/ngày.

Điều đặc biệt là loại măng tre lục trúc này là phải đào lấy trong lòng đất, và phải có kinh nghiệm chắc thì khi lấy măng mới đúng kỹ thuật, không lấy măng non quá hoặc măng già quá. 

Sau khi thu hoạch măng tre, cần chặt hết những cây tre già, chỉ để lại những cây tre bánh tẻ để chăm sóc cho ra măng vụ sau. 

Măng tre lục trúc hoàn toàn sạch và thơm, giòn, ngon, ngọt nhẹ, có nhiều các chế biến như làm nộm, luộc, xào, thậm chí có thể ăn sống được nên thị trường cho loại sản phẩm này khá rộng.

Mong muốn quảng bá, phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm măng tre lục trúc, năm 2018, được sự hỗ trợ các cơ quan chuyên môn, chị Dương Thị Luyện thành lập Hợp tác xã (HTX) măng Lục trúc Lâm sinh Ngọc Châu có trụ sở tại thôn Khánh Ninh, xã Ngọc Châu với 8 thành viên ban đầu. 

Từ khi đi vào hoạt động, HTX luôn quan tâm, nhân rộng mô hình trồng tre lục trúc lấy măng  và bao tiêu cho bà con nông dân từ cây tre giống đến sản phẩm măng, cũng như việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăm sóc.

Hiện tại, HTX đã có hơn 20 thành viên tham gia với diện tích 15 ha trồng tre lục trúc, trong đó có  6-7 ha đang cho thu hoạch măng, diện tích còn lại sẽ cho thu hoạch vào năm sau. 

Để chủ động nguồn tre giống và cung ứng giống tre lục trúc ra thị trường, chị Luyện đang làm thủ tục để công nhận nguồn giống tre lục trúc do HTX tự sản xuất.

Với chất lượng sản phẩm, dịch vụ uy tín và những đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu đã vinh dự được nhận Huy chương vàng sản phẩm, thương hiệu chất lương cao và quyền sử dụng dấu hiệu năm 2018; được người tiêu dùng bình chọn là Top 50 Thương hiệu-Nhãn hiệu độc quyền, uy tín 2019; Top 10 thương hiệu phát triển kinh tế Quốc Gia năm 2019.

Chị Nguyễn Thị Thảo - Cán bộ khuyến nông cơ sở xã Ngọc Châu (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) cho biết, cây tre lục trúc đã và đang đem lại năng suất cao, nguồn thu nhập tốt cho các hộ dân trên địa bàn xã.

Tuy cây tre lục trúc này đòi hỏi kỹ thuật sản xuất khó hơn nhiều loại cây trồng khác nhưng lại rất thích hợp để trồng tại đây. Chị Dương Thị Luyện là một tấm gương sáng về tinh thần dám nghĩ, dám làm, biết phát huy tiềm năng lợi thế của quê hương xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Những nỗ lực của chị trong trồng tre lục trúc lấy măng đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương.


Nguyễn Khương (Cổng TTĐT Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập314
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay32,747
  • Tháng hiện tại1,184,077
  • Tổng lượt truy cập88,539,147
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây