Học tập đạo đức HCM

Bắc Hà hướng đến mục tiêu phát triển “bền vững” vùng dược liệu

Thứ tư - 24/02/2021 05:21
Huyện vùng cao Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) vừa có thêm vụ thu hoạch cây dược liệu niên vụ 2019-2020 thắng lợi, tạo đà thực hiện kế hoạch trồng, mở rộng diện tích lên đến 100 ha trong thời gian qua.

Đến nay, dù dự án “Phát triển cây dược liệu Bắc Hà, giai đoạn 2014-2020” đã kết thúc, người dân không còn được hỗ trợ nhưng từ hiệu quả kinh tế thiết thực mang lại, bà con các xã vùng dự án vẫn tích cực, tự giác, hăng hái mở rộng diện tích với các cây chủ lực như đương quy, cát cánh...

Những kết quả khả quan

Điểm lại những kết quả đạt được trong năm 2020, bà Nguyễn Thị Huê - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Bắc Hà cho biết: “Năm 2020 là năm cuối thực hiện Dự án Phát triển cây dược liệu Bắc Hà giai đoạn 2014-2020. Do đó kết quả thực hiện rất quan trọng, mở ra những định hướng phát triển mới giai đoạn 2021-2025, theo hướng phát triển bền vững hơn. Trong năm qua, toàn huyện thực hiện 90 ha cây dược liệu theo kế hoạch, trong đó chủ yếu với 2 loại chính là đương quy, cát cánh, cùng với một số cây khác như bạch truật, bạch chỉ, đẳng sâm… Quá trình triển khai có nhiều thuận lợi song cũng có không ít khó khăn đan xen nhưng về cơ bản nông dân Bắc Hà đã có thêm một vụ thu hoạch cây dược liệu niên vụ 2019-2020 thắng lợi và hiệu quả kinh tế từ cây dược liệu là không thể phủ nhận".

Với cây đương quy, diện tích thực hiện 43,2 ha, đến nay đã thu hoạch xong toàn bộ đạt trữ lượng củ tươi trên 244 tấn. Còn cây cát cánh thực hiện 28,8 ha, trữ lượng thu hoạch trên 192 tấn, trong đó riêng xã Tả Văn Chư nhiều nhất huyện, trên 153,9 tấn. Các sản phẩm củ tươi sau thu hoạch được Trung tâm DVNN huyện thu mua hết cho bà con nông dân với giá đã cam kết ổn định (25.000 đồng/kg củ cát cánh, 20.000 đồng/kg củ đương quy). Sau đó, toàn bộ sản phẩm được chuyển về trung tâm huyện sơ chế, sấy khô và cung ứng, bán cho các công ty Dược trong nước như Công ty Nam Dược, Công ty CP dược liệu Việt Nam...

“Chúng tôi đã xuất bán cho Công ty Nam Dược 14 tấn củ khô cát cánh và dự kiến đến tháng 2/2021 sẽ chuyển tiếp số còn lại. Còn với công ty CP dược Nam Hà mới cung ứng được khoảng 1 tấn. Công ty Nam Dược kí kết thu mua 30 tấn củ khô, nhưng dự kiến huyện chỉ có thể cung ứng được khoảng 25 tấn, còn 1 tấn bán cho công ty dược Nam Hà, như vậy là “cung chưa đủ cầu” và nhu cầu thu mua dược liệu của các công ty dược về củ cát cánh hiện nay là rất lớn". – Bà Nguyễn Thị Huê cho biết.

duoc lieu

Dược liệu niên vụ 2020 cơ bản được mùa, mang theo niềm vui của nông dân các xã vùng dự án

Với cây dược liệu cát cánh, ngành Nông nghiệp huyện đánh giá hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, đạt từ 80-90 triệu đồng/ha, gấp 5-6 lần so với cấy lúa, trồng ngô (sau khi đã trừ chi phí giống, vật tư phân bón và công lao động). Do đó việc trồng, mở rộng diện tích bà con rất hăng hái, cũng minh chứng khí hậu, thổ nhưỡng Bắc Hà rất phù hợp với cây dược liệu. Trong những năm qua, Trung tâm DVNN huyện vào cuộc tích cực chuyển giao tiến bộ KHKT cho người dân và bà con các xã vùng Dự án như Tả Văn Chư, Lùng Phình, Na Hối… đã chú trọng canh tác đảm bảo đúng quy trình kĩ thuật do cán bộ chuyên môn hướng dẫn nên hiệu quả kinh tế mang lại rất khả quan. Đơn cử như ở thôn Lả Dì Thàng, xã Tả Văn Chư, có hộ gia đình ông Hoàng Seo Hảng chỉ trồng 7000m2 cây cát cánh nhưng thu được 5,8 tấn củ tươi mang về nguồn thu tổng được 145 triệu đồng. Như vậy 1 ha trồng dược liệu cát cánh có thể cho tổng thu nhập 200 triệu đồng. Đây là nguồn thu rất lớn đối với một gia đình nông dân vùng cao.

Triển vọng quy hoạch, phát triển bền vững vùng dược liệu

Ông Bùi Trọng Nam - Chủ tịch UBND xã Tả Văn Chư cho biết: “Xã vùng cao Tả Văn Chư vừa thu hoạch xong  31,3 ha cây dược liệu (gồm đương quy và cát cánh), trong đó cây cát cánh được bà con trồng nhiều nhất là 22,8 ha. Toàn xã thu hoạch được khoảng 154 tấn củ tươi, được Trung tâm DVNN huyện thu mua hết, với giá đã cam kết ổn định là 25.000 đồng/kg, mang về cho bà con trong xã tổng thu trên dưới 4 tỷ đồng, tăng hơn 2 tỷ đồng so với cùng kì năm trước. Xã Tả Văn Chư đánh giá đây là một vụ thu hoạch thắng lợi, theo ước tính bình quân mỗi ha cây dược liệu có thể mang về nguồn thu từ 120-140 triệu đồng, cao gấp 5- 6 lần so với cấy lúa, trồng ngô, lại có đơn vị thu mua tận nơi với giá cả ổn định nên bà con rất yên tâm, phấn khởi. Cũng nhờ thế mà phong trào trồng, mở rộng diện tích dược liệu tại Tả Văn Chư phát triển mạnh mẽ, tự giác, vụ mới này bà con trồng tới 65ha, cao hơn năm trước 33,7ha.”

Đáng mừng hơn cả là trong năm 2020, Trung tâm DVNN huyện Bắc Hà đã được HĐKH tỉnh nghiệm thu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh với 3 loại giống dược liệu gồm đương quy, đan sâm, cát cánh, nhờ đó đến nay, huyện đã tự chủ được nguồn giống tốt và quy trình kỹ thuật chuẩn đối với ba loại cây này. Điều này giảm bớt được chi phí đầu vào và đảm bảo được nguồn giống tốt cho vụ sản xuất mới.

Năm 2020-2021, kế hoạch phát triển dược liệu của huyện là 100 ha, trong đó Nhà nước hỗ trợ 30 ha, nhân dân và doanh nghiệp tự đầu tư 70ha. Đến thời điểm này các xã vùng dự án đã trồng được 107 ha, vượt chỉ tiêu kế hoạch giao, trong đó riêng Tả Văn Chư có diện tích vùng trồng nhiều nhất với 65 ha, vượt vụ sản xuất trước gần 34 ha. Ngành nông nghiệp huyện Bắc Hà đánh giá: Phong trào trồng, phát triển cây dược liệu niên vụ 2020-2021 của huyện khá mạnh, tiêu biểu nhất tại xã vùng cao Tả Văn Chư, cho thấy chính quyền và người dân đã vào cuộc tích cực, hăng hái, bà con khi thấy, lợi ích thiết thực đã mạnh rạn đầu tư mà không cần sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước. Thêm nữa, do việc đã chủ động để được nguồn giống… nên bà con đã chủ động hơn. Nhờ đó toàn bộ diện tích trồng vừa qua đã được thực hiện trong khung thời vụ tốt nhất, (từ giữa tháng 11 đến hết tháng 12 năm 2020) nên đã tránh được những đợt rét lạnh khắc nghiệt mùa đông, tỉ lệ nảy mầm đạt khá cao, trên 90% và hiện nay bà con đang tiếp tục theo dõi, chăm sóc, diện tích trồng đang trong giai đoạn nảy mầm.

2 80
Một góc thung lũng dược liệu Lả Dì Thàng (xã Tả Văn Chư) 

Lộ trình tới, huyện Bắc Hà phấn đấu thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển “bền vững” cây dược liệu, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó phấn đấu ổn định vùng trồng đến năm 2025 đạt khoảng 200ha. Để đạt được mục tiêu này, Trung tâm DVNN huyện xác định sẽ có rất nhiều phần việc cần phải làm. Trước mắt cần tiếp tục sâu sát, thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ KHKT cho nhân dân, đảm bảo có 1 quy trình tốt nhất đối với tất cả các loại cây dược liệu của huyện Bắc Hà; Từ năm 2021 trở đi, huyện Bắc Hà sẽ chú trọng thực hiện việc sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm để hiệu quả kinh tế thu được từ cây dược liệu ngày càng cao; Đến nay đã có 02 sản phẩm cát cánh của công ty Nam Dược và đương quy của công ty Dược Việt Nam đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới ” giúp việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn. Hiện nay, xưởng sơ chế, chế biến dược liệu của huyện đặt tại xã Lùng Phình đã được đầu tư xây dựng theo hướng khang trang, hiện đại. Tuy nhiên tới đây sẽ cần đầu tư thêm nguồn nước và các máy móc hiện đại phục vụ quá trình chế biến sâu các sản phẩm…

Hy vọng, với sự nỗ lực từ phía chính quyền và chính mỗi người dân đã, đang mở ra những tiền đề quan trọng cho việc phát triển “bền vững” cây dược liệu trên cao nguyên Bắc Hà.

Khuất Linh/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Hôm nay21,883
  • Tháng hiện tại1,102,766
  • Tổng lượt truy cập92,276,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây