Học tập đạo đức HCM

Bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa Hà Tĩnh

Thứ hai - 23/11/2020 08:37
Hà Tĩnh là miền địa linh nhân kiệt, có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời. Cùng với tiến trình lịch sử, Hà Tĩnh sớm trở thành cái nôi di sản, chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa.

Hà Tĩnh hiện có trên 1.800 di tích lịch sử - văn hóa, danh thắn, trong đó có gần 600 di tích, đã xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt. Về di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia và di sản tư liệu, Hà Tĩnh có hàng chục nghìn hiện vật.  

Cán bộ Bảo tàng Hà Tĩnh bảo tồn các hiện vật 

 

Riêng Bảo tàng Hà Tĩnh đã có gần 10 nghìn hiện vật, trong đó có những bộ sưu tập có giá trị như bộ sưu tập đồ gốm cổ, tiền đồng cổ, các hiện vật khảo cổ Thạch Lạc, hiện vật kháng chiến chống Mỹ, kỷ vật chiến tranh, đặc biệt là bảo vật quốc gia 3 khẩu súng thần công “Bảo quốc an dân Đại tướng quân”.

Nhiều di sản văn hóa phi vật thể như: Dân ca Ví Giặm, Ca trù, Ví Phường vải, Trò Kiều, hát Sắc bùa, hò Nam Khê… được phục hưng và phát huy tốt trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Các nghệ nhân biểu diễn Ca trù

Tính đến nay, đã xây dựng được 120 CLB Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, hơn 70 lễ hội các loại, trong đó có 12 lễ hội lớn được tổ chức thường niên…

Với sự nỗ lực trong công tác bảo tồn qua nhiều thế hệ, nhất là từ khi có Luật Di sản văn hóa, hệ thống di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể ở Hà Tĩnh đã từng bước được khảo sát, nghiên cứu, xếp hạng, trùng tu, phục dựng, truyền dạy.

Bên cạnh những mặt đã làm được, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn tỉnh ta còn một số bất cập. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản văn hóa và các văn bản của Trung ương, của tỉnh chưa thường xuyên, chưa sâu rộng; Việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa ở một số địa phương còn chưa nghiêm; Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy di tích hàng năm còn hạn chế; Cơ chế, chính sách về phát huy di sản văn hóa phi vật thể thiếu đồng bộ và chưa kịp thời... dẫn đến các di sản văn hóa vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ thất truyền, mai một.

Di sản văn hóa - lịch sử ở Hà Tĩnh được trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhiệm vụ của thế hệ hôm nay và tương lai là phải gìn giữ, bảo tồn và phát huy để di sản lịch sử Hà Tĩnh mãi mãi trường tồn./.

CTV Đức Cường/HTTV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại61,782
  • Tổng lượt truy cập88,740,116
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây