Học tập đạo đức HCM

Bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống tại Hà Tĩnh

Thứ ba - 12/01/2021 01:58
Ngành nghề nông thôn nói chung và các làng nghề nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Thực tế đã chứng minh, sự phát triển các làng nghề, nghề truyền thống đã góp phần to lớn trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, phát huy được các nguồn lực tại địa phương, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về phát triển giữa thành thị và nông thôn, đẩy nhanh sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, v iệc phân loại cụ thể tính chất, đặc trưng của làng nghề nhằm mục tiêu bảo tồn và có các chính sách hỗ trợ phát triển là điều cần thiết.

Cho đến nay không một ai biết nghề nón lá ở xã Việt Tiến có từ khi nào, chỉ biết là từ đời này truyền sang đời khác. Đằng sau chiếc nón lá là những câu chuyện về nét đẹp văn hóa của làng nghề đang vươn lên trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới. Ngày đó, do nhu cầu đối với loại hàng này nên nhà nhà làm nón, từ già đến trẻ ai cũng biết chằm nón. Nghề làm nón lá đòi hỏi sự đam mê, công phu, chịu khó, khéo léo và cẩn thận.

1 28

Nghề làm nón ở xã Việt Tiến vẫn duy trì từ bao đời nay

Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với sự thay đổi không ngừng của thị trường hàng hóa, các làng nghề thủ công phải đối mặt với không ít khó khăn, nhất là người trẻ không mặn mà với nghề truyền thống, yếu tố “cha truyền con nối” dần mất đi. Làng nghề trở nên mai một trước sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp phong phú đa dạng. Ngay chính người trong nghề cũng không mặn mà để lưu giữ. Bởi nguồn thu nhập từ nón lá quá thấp. Trước đây Thôn Thống Nhất xã Việt Tiến có gần 300 hộ làm nghề nón lá, thì nay chỉ còn khoảng 40 hộ duy trì nghề này. Để tìm duy trì bảo tồn nghề làm nón lá, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp hỗ trợ phát triển làng nghề. Bên cạnh đó, chính bản thân làng nghề cũng cần có những thay đổi về mẫu mã, đồng thời cơ sở sản xuất phải tích cực quảng bá thương hiệụ.

Hà Tĩnh hiện có trên 40 nghề, làng nghề truyền thống, phân bố ở nhiều địa phương trong tỉnh. Trong đó có những làng nghề khá nổi tiếng và đang phát triển mạnh như: làng nghề mộc Thái Yên(Đức Thọ), làng nghề mộc Tràng Đình (Can Lộc), Nghề chế biến nước mắm tở Huyện Kỳ anh và Thị xã Kỳ Anh....

Tại huyện Kỳ Anh, nghề sản xuất nước mắm truyền thống đã có từ lâu đời. Hiện có trăm chục hộ sản xuất nước mắm ở các xã vùng ven biển như: Kỳ Khang, Kỳ Phú, Kỳ Xuân…Tại thôn Xuân Phú xã Kỳ Xuân, trước đây, hầu hết bà con ngư dân chỉ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, bình quân mỗi năm chỉ sản xuất từ 1 đến 2 tấn cá, cho ra đời vài trăm lít nước nắm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn. Để thúc đẩy nghề chế biến nước mắm truyền thống phát triển, thời gian qua, huyện Kỳ Anh đã phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng nghề truyền thống chế biến nước mắm. Nhiều hộ đã mạnh dạn mở rộng mô hình sản xuất nước mắm ứng dụng công nghệ năng lượng để nâng cao năng suất và chất lượng nước mắm. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ thương mại ở trong và ngoài tỉnh, tham gia trưng bày giới thiệu các gian hàng sản phẩm OCOP. Đây là hướng đi mới giúp nghề chế biến nước mắm tại các địa phương ở huyện Kỳ Anh vươn xa. Tiếp đà tăng trưởng những năm qua HTX Phú Khương thôn Xuân Phú xã Kỳ Xuân, HTX nước mắm Đỉnh Miện (Thôn Phú Hải, xã Kỳ Phú) đã nâng quy mô mỗi năm lên trên 100.000 lít nước mắm các loại. Từ khi các thương hiệu nước mắm  được lựa chọn là sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh, ngoài chất lượng không ngừng được cải tiến bằng công nghệ muối hiện đại, thì mẫu mã cũng được nâng cấp để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn.

Tuy nhiên,bên cạnh những nghề và làng nghề đang phát triển ổn định tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, thì cũng có những nghề hoạt động cầm chừng như: nghề nón lá Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh) Phù Việt (huyện Thạch Hà); Chổi đót Hà Ân, xã Thạch Mỹ (huyện Lộc Hà); Chiếu cói Nam Sơn(Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc)…Thậm chí có những nghề nổi tiếng trước đây giờ không còn nữa như Nghề đúc đồng Thạch Lâm (huyện Thạch Hà); Nuôi tằm dệt vải Xuân Lam và Nghề nung nồi đất Cổ Đạm huyện Nghi Xuân. Nhìn chung, nghề và làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh hiện đang chủ yếu tồn tại dưới dạng tiềm năng, nhiều cơ sở làng nghề chưa thực sự được triển khai đồng bộ; thiếu mặt bằng, thị trường hạn hẹp. Trước những khó khăn đó, đòi hỏi cần có những chính sách phát triển phù hợp để có thể tận dụng, phát huy được lợi thế của các địa phương trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề được quan tâm, lồng ghép trong chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Hữu Dực, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cho biết:Có thể khẳng thấy đa số làng nghề sản xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, cũng như thông tin thị trường… Để giải quyết tình trạng này thì việc quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp thu được hiệu quả đáng kể. Trước những khó khăn đó, thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn. Thực hiện chính sách này, hàng năm, chi cục làm việc với các địa phương có làng nghề về tình hình đầu tư, phát triển làng nghề, tình hình sản xuất kinh doanh, nắm bắt những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của các làng nghề để tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Trong năm 2020, Hà Tĩnh đã công nhận thêm 02 làng nghề (Làng nghề muối thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu, Lộc Hà; Làng nghề đan lát thôn Nam Giang, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà) và 03 làng nghề truyền thống (Nghề nề Đình Hòe, xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà; Nghề làm bún thôn Phương Gia, xã Kỳ Bắc; Nghề bánh đa, bánh mướt thôn Châu Long, Thuận Châu, xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh).

Theo Quy hoạch phát triển làng nghề Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2025, thì mục tiêu hàng đầu là khôi phục và khuyến khích phát triển làng nghề một cách bền vững, gắn với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Phát triển làng nghề phải gắn với thu hút và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo hướng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân; đồng thời gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương thông qua các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, cũng như bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Hy vọng, với những sự quan tâm đầu tư và có lộ trình cụ thể của các cấp chính quyền và ngành chuyên môn, làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh, sẽ phát huy được những lợi thế riêng có để đứng vững trước áp lực của thị trường. Phát triển làng nghề không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội mà còn chính là cách để giữ gìn, lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống, làm phong phú bản sắc cho mỗi vùng quê.

Nguyễn Hoàn/http://sonongnghiep.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm188
  • Hôm nay21,359
  • Tháng hiện tại1,221,218
  • Tổng lượt truy cập88,576,288
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây