Học tập đạo đức HCM

Bình Định: Nông dân Phù Cát vui tết, không quên chăm sóc cây trồng vụ đông xuân

Thứ tư - 03/02/2021 21:14
Vào thời điểm trước Tết Nguyên đán Tân Sửu này, nền nhiệt độ tăng giảm thất thường; bà con nông dân huyện Phù Cát (Bình Định) đang tăng cường chăm bón, phòng trừ sâu bệnh cho lúa và các loại cây trồng cạn vụ đông xuân 2020 - 2021.

Đến thời điểm này, tiến độ gieo sạ lúa và các loại cây trồng cạn vụ đông xuân 2020- 2021 trên địa bàn huyện Phù Cát cơ bản theo đúng kế hoạch chung (khoảng 7.040 ha lúa và gần 7.500 ha các loại cây trồng cạn). Hiện tại lúa chính vụ đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ; các loại cây trồng cạn đang giai đoạn phát triển thân, lá, ra hoa, tạo quả…

Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương và bà con nông dân chăm sóc, quản lý dịch bệnh cây trồng giai đoạn trước, trong và sau Tết Tân Sửu 2021. Giai đoạn cây lúa đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ; các loại cây trồng cạn giai đoạn phát triển thân, lá, ra hoa, tạo quả, theo xác định của ngành nông nghiệp đây là giai đoạn xung yếu của cây trồng. Do đó nông dân cần áp dụng kịp thời các biện pháp chăm bón, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.

Trước hết đối với cây lúa đông xuân hiện nay, nông dân cần tỉa dặm và bón phân thúc kịp thời để giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, chú ý bón đủ và cân đối lượng  phân N, P, K; áp dụng biện pháp tưới nước “ướt, khô xen kẽ” giai đoạn lúa đẻ nhánh. Những ruộng lúa bị ngộ độc thuốc trừ cỏ (gốc lúa to hơn bình thường, cây đùn lại, lá thô cứng và ngọn bị xoắn) hoặc những ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, nghẹt rễ, vàng sinh lý, bà con nông dân cần phải thay nước 1 - 2 lần, sau đó bón bổ sung thêm phân DAB (1 - 2 kg/sào) và phun phân qua lá để lúa mau hồi phục.

TheoTrung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát, trước, trong và sau Tết Nguyên đán, xuất hiện tình trạng ốc bươu vàng gây hại trên lúa đại trà và tiếp tục gây hại trên lúa sạ muộn thời gian tới, cục bộ trên chân ruộng trũng sẽ có mật độ cao. Để hạn chế ốc bươu vàng phát sinh gây hại lúa, biện pháp tốt nhất là bà con nông dân áp dụng biện pháp thủ công: diệt ổ trứng, nhặt, vợt bắt ốc trên ruộng, mương nước và tiêu diệt. Khi mật độ ốc cao có thể dùng một số loại thuốc đặc hiệu để phun trừ. Bên cạnh đó, để hạn chế chuột gây hại trên lúa, nhất là thời điểm nghỉ tết, các địa phương hướng dẫn bà con nông dân diệt chuột bằng nhiều hình thức như đặt bẫy, đánh bả bằng thuốc sinh học, hóa sinh, hóa học. Một đối tượng gây hại khác trên lúa đông xuân thời điểm trước, trong và sau tết là sâu năn. Ở những vùng lúa xác định có muỗi năn ra nhiều, sau khi muỗi ra rộ từ 3 - 5 ngày, nông dân có thể dùng một trong các loại thuốc lưu dẫn như Padan 95 SB, Regent 5SC… để phun trừ hoặc thuốc dạng hạt như Diazan 10H, Vibam 5H… để rải.

Cũng theo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, đối với cây trồng cạn vụ đông xuân 2020 - 2021, trong dịp trước, trong và sau tết, bà con nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi khẩn trương sản xuất hết diện tích còn lại; đảm bảo mật độ phù hợp trên đồng ruộng. Bón phân thúc kịp thời, kết hợp với làm cỏ, vun gốc, xới xáo, phá ván (nhất là sau mỗi đợt mưa) để các loại cây trồng cạn vụ đông xuân sinh trưởng phát triển tốt; tùy theo từng loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng, bà con nông dân chú ý tưới nước đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển. Theo cảnh báo trên cây trồng cạn đông xuân, trước, trong và sau tết có nhiều khả năng xuất hiện sâu keo mùa thu trên cây bắp; sâu ăn lá, đục thân và rầy trên cây đậu phụng…

1 33
Nông dân Phù Cát tỉa dặm lúa động xuân trên chân ruộng 2 vụ

Ông Nguyễn Văn Lê - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phù Cát cho biết: Vui tết, không quên chăm sóc cây trồng vụ đông xuân, Phòng NN&PTNT huyện đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nông dân chăm sóc cây trồng, thực hiện tưới nước tiết kiệm, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn trước, trong và sau tết để phát hiện và phòng trừ dịch hại trên lúa và các loại cây trồng can vụ đông xuân kịp thời; vận động, tổ chức cho người dân ra quân đồng loạt để diệt chuột, ốc bươu vàng; cán bộ của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tăng cường kiểm tra, giúp các địa phương xử lý tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng trước, trong và sau tết để đảm bảo vụ đông xuân thắng lợi./.

Thế Hà/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập354
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm342
  • Hôm nay47,065
  • Tháng hiện tại1,163,350
  • Tổng lượt truy cập88,518,420
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây