Học tập đạo đức HCM

“Đại gia” sáng chế ở... nhà thuê

Chủ nhật - 17/05/2020 23:12
Ông là Lê Thanh Trị - Giám đốc Công ty TNHH Khoa học và công nghệ Thanh Trị (Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) - người đã đoạt nhiều giải thưởng lớn, nhỏ từ những máy móc sáng tạo ra để phục vụ nông dân, nhưng vẫn chưa có nổi mảnh đất của riêng mình mà phải ở nhà thuê.

Ước mơ từ thuở thanh xuân

Ông Lê Thanh Trị vốn đam mê cơ khí và máy móc từ thời còn học phổ thông. Để thực hiện niềm đam mê đó, ông từng theo học Trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ, sau đó là Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, nhưng rồi đều bỏ ngang. Dù không thực hiện được ước mơ trở thành anh thợ cơ khí, nhưng niềm đam mê chế tạo thì luôn cháy bỏng trong ông.

“Đại gia” sáng chế ở... nhà thuê - Ảnh 1.

Ông Lê Thanh Trị (thứ hai từ trái qua) đang trao đổi cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về chiếc máy gieo hạt tại một hội nghị được tổ chức ở Đà Lạt. Ảnh: Thy Nguyễn

Năm 2009, ông Trị từ Bến Tre lên Lâm Đồng đi làm thuê cho một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Làm được hai năm, ông quyết định bỏ việc, lang thang khắp nơi kiếm việc mới. "Tôi tìm tới nhiều vườn ươm giống cây xin việc, thấy người ta làm hoàn toàn bằng thủ công mà chẳng có máy móc nào hỗ trợ. Từ đó tôi nảy sinh việc sáng chế các loại máy cơ khí trong nông nghiệp" - ông Trị nhớ lại.

Nghĩ là làm, ông vét hết số tiền dành dụm đổ vào việc sáng chế máy gieo hạt giống vào khay xốp. Vốn có sẵn những kiến thức cơ bản về cơ khí, sau nhiều tháng mày mò, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Cuối cùng chiếc máy gieo hạt giống cũng đã thành công.

Giá thành để làm chiếc máy đầu tiên này hết hơn 50 triệu đồng nhưng ông Trị chỉ bán chiếc máy với giá trên 30 triệu đồng. Nguyên nhân là do chiếc máy đầu tiên vừa làm vừa thử nghiệm, nhiều thiết bị làm ra bị hư hỏng nên đã đội giá thành lên cao.

Tiếng tăm ông Trị sáng chế ra máy gieo hạt nhanh chóng bay xa. Hàng chục cơ sở ươm giống cây tại Lâm Đồng dồn dập đến đặt hàng ông sản xuất máy để bán. Vậy là cả ngày lẫn đêm, ông Trị vùi đầu vào làm việc mà không kịp cho khách lấy máy.

Với nguồn vốn bán máy, ông lại tiếp tục nghiên cứu cho ra các máy nông nghiệp khác phục vụ cho quy trình sản xuất của một vườm ươm để tri ân người bạn đó. Sau đó, một loạt máy lần lượt ra đời như: Máy vô khay xốp, rửa khay, nghiền giá thể, máy sàng băng tải… đảm bảo cho một quy trình của vườn ươm hoàn toàn sản xuất bằng công nghệ.

"Hữu xạ tự nhiên hương", ông liên tiếp nhận được nhiều đơn hàng về các máy sản xuất trong vườn ươm. Năm 2012, máy gieo hạt của ông Lê Thanh trị được xuất khẩu sang Malaysia, rồi sau này là Thái Lan, Singapore. Đến nay, riêng máy gieo hạt, ông đã cung cấp ra thị trường trên dưới 400 cái, trung bình 40 triệu đồng 1 cái, bằng 1/4 so với các máy gieo hạt nhập khẩu trên thị trường (8.000USD).

Ưu điểm nổi bật của các sản phẩm công ty ông chính là giá thành rẻ, khắc phục được những hạn chế trong quá trình sản xuất, đồng thời phù hợp với điều kiện và tập quán canh tác của người dân địa phương.

Sẵn sàng đào tạo học viên trẻ

Không chỉ tâm huyết với người nông dân, mà với những ai có niềm đam mê sáng tạo máy móc tìm đến ông, ông đều chỉ bảo tận tình bằng kinh nghiệm, kiến thức và cả niềm đam mê.

Từ lúc lập nghiệp tại đây, ông đã đào tạo khoảng 200 học viên vừa học vừa làm thành nghề, trong số này, có nhiều người đã tự mở xưởng và thành đạt với nghề cơ khí. Ngoài ra, mỗi năm, trung bình ông hướng dẫn khoảng 6 sinh viên làm đồ án tốt nghiệp. Ông cũng cho biết thêm, hiện Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Thanh Trị có trên 50 sản phẩm máy nông nghiệp tập trung vào 5 dòng chính đó là phục vụ cho canh tác vườm ươm, phân bón vi sinh, thức ăn gia súc, sơ chế trái cây; máy rửa các loại củ...

Ở tuổi 63, sức sáng tạo của ông vẫn rất dồi dào, ông "bật mí" hiện còn 17 loại máy đã được ông nghiên cứu thành công nhưng chưa đưa vào sản xuất bởi vì thời gian và tài chính chưa đáp ứng được.

"Tôi luôn mong muốn tìm được người có thể thay tôi quản lý các công việc của doanh nghiệp, từ hỗ trợ thiết kế, quản lý phân xưởng, tính toán tài chính… để tôi có thể toàn tâm, toàn ý tập trung vào nghiên cứu, chế tạo máy móc. Còn hiện tại, niềm ao ước trước mắt, đó là tìm được một miếng đất để mở được một nhà máy của riêng mình vì bây giờ tôi vẫn đang ở nhà thuê" - ông chia sẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập385
  • Hôm nay41,890
  • Tháng hiện tại288,599
  • Tổng lượt truy cập88,966,933
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây