Học tập đạo đức HCM

Đất mỏ lan tỏa IPM

Thứ sáu - 10/09/2021 00:44
Với tổng diện tích gieo cấy cả năm của Quảng Ninh trên 39.000 ha, việc áp dụng IPM ước đã giảm lượng thuốc BVTV phun rải trên đồng ruộng từ 60 - 100 tấn/năm.

Trên 6.000 hộ nông dân hiểu và áp dụng IPM

Hiện nay, diện tích trồng lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tập trung nhiều ở các địa phương như Đông Triều, Quảng Yên, Tiên Yên, Đầm Hà, Bình Liêu... Tuy nhiên, tập quán canh tác và trình độ dân trí chưa đồng đều, nhất là ở những xã vùng sâu, vùng xa của một số địa phương như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên.... dẫn đến việc tiếp cận những tiến bộ KH-KT trong sản xuất nông nghiệp của nông dân còn hạn chế. Do vậy, năng suất cây trồng hàng năm còn thấp (nhất là cây lúa). 

Bà con nông dân thực hành kiểm tra đồng ruộng. Ảnh: Viết Cường.

Bà con nông dân thực hành kiểm tra đồng ruộng. Ảnh: Viết Cường.

Trong 5 năm (2016 - 2020) toàn tỉnh đã mở được 57 lớp huấn luyện IPM cho nông dân thuộc 7/13 huyện, thị xã và thành phố (bao gồm Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Đầm Hà, Hải Hà, TP Hạ Long và Vân Đồn) với 38/155 (chiếm 24,5%) số xã/phường sản xuất nông nghiệp có lớp IPM. Đã có 1.710 hộ nông dân được huấn luyện chương trình IPM.

Bên cạnh đó, hoạt động thâm canh tăng vụ, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV vẫn còn phổ biến tại các địa phương. Đặc biệt, việc lạm dụng phân bón hóa học, quá ít phân hữu cơ, sử dụng thuốc BVTV bất hợp lý đã làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, làm đất bị thoái hóa.

Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV với mục đích tiêu diệt nhanh sâu bệnh hại cây trồng, tăng mẫu mã cho sản phẩm mà không quan tâm đến bảo vệ thiên địch, thời gian cách ly của thuốc BVTV, dư lượng thuốc trên sản phẩm và môi trường (đất, nước, không khí...) đã ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người và hệ sinh thái (làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, tạo cơ hội cho sâu bệnh bùng phát về số lượng).

Ông Đào Văn Ngọc, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Quảng Ninh cho biết: Chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) đã được triển khai trong 5 năm qua (2016 - 2020) tại tỉnh Quảng Ninh. Mục tiêu của chương trình là mở rộng ứng dụng IPM và huấn luyện IPM, đặc biệt là huấn luyện đồng ruộng cho bà con nông dân.

Theo ông Ngọc, giảng viên ToT về IPM là lực lượng chủ yếu trong việc triển khai thực hiện các nội dung hoạt động IPM, giúp nông dân trong quá trình thực hiện, do vậy công tác đào tạo giảng viên là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu trên.

Những mẫu lúa bị sâu bệnh sẽ được mang về lớp học để nghiên cứu và tìm ra phương pháp phòng trừ kịp thời. Ảnh: Viết Cường.

Những mẫu lúa bị sâu bệnh sẽ được mang về lớp học để nghiên cứu và tìm ra phương pháp phòng trừ kịp thời. Ảnh: Viết Cường.

Trong 5 năm qua, trên địa bàn toàn tỉnh đã đào tạo được 60 giảng viên chính quy là cán bộ kỹ thuật của các đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT (Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung tâm Khuyến nông) và cán bộ kỹ thuật tại các huyện, thị xã, thành phố (Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp), mỗi khoá học được thực hiện trong 16 tuần (từ đầu vụ gieo trồng đến khi thu hoạch).

Chị Nguyễn Thị Minh Thu, cán bộ phụ trách giảng dạy IPM ở huyện đảo Vân Đồn chia sẻ, khi tham gia các lớp IPM, nông dân được học và trực tiếp thực hành các chuyên đề kỹ thuật như điều tra hệ sinh thái đồng ruộng; sinh lý cây trồng qua các giai đoạn, các biện pháp kỹ thuật cần tác động; các đối tượng sinh vật hại và những biện pháp quản lý...

Một lớp học IPM bắt đầu lúc 7h30 sáng, giảng viên và bà con nông dân tiến hành thăm đồng, khảo sát, điều tra dịch hại. Học viên được phát các dụng cụ phục vụ công việc học tập như vở, bút, thước (đo mực nước)... Sau khi thăm đồng, mọi người về lớp học là các nhà văn hóa thôn, xã gần đó, để cùng nhau trao đổi về kết quả thu được và kế hoạch chăm sóc đồng ruộng cho tuần tới. Xen giữa tiết học là những tiết mục văn nghệ do chính bà con nông dân biểu diễn, giúp bà con thêm gắn kết và tạo niềm vui, sự phấn khởi trong ngày học.

Sau khi kết thúc lớp huấn luyện IPM, những nông dân tham gia khóa học, ngoài việc áp dụng trên đồng ruộng gia đình mình, còn giúp đỡ những nông dân khác hiểu biết và làm theo IPM.

Bình quân mỗi nông dân đã học IPM có thể truyền đạt, hưỡng dẫn giúp đỡ cho từ 2 - 4 người khác hiểu biết và làm theo IPM. Do đó đến nay, đã có khoảng 6.000 hộ nông dân hiểu biết và áp dụng IPM trên đồng ruộng nhà mình.

Chính vì vậy, IPM đã góp phần đáng kể nâng cao dân trí ở nông thôn, từ đó gắn bó với người nông dân trong cộng đồng, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Giảm 60 - 100 tấn thuốc BVTV/năm

Những lớp học về IPM đã giúp bà con nông dân biết thêm về khả năng khống chế sinh vật hại của thiên địch, vai trò và trách nhiệm của con người đối với những sinh vật đó trong môi trường sống cũng như những ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng, xã hội.

Qua số liệu thu được của các lớp huấn luyện nông dân, cho thấy số liệu phun thuốc (thuốc trừ sâu, bệnh) trên ruộng IPM đã giảm 30 - 40% so với đối chứng theo tập quán của nông dân, lãi do tiết kiệm tiền thuốc BVTV và công phun thuốc từ 150.000 - 170.000 đồng/sào/vụ (tương đương 4,1 - 4,7 triệu đồng/ha/vụ).

Chi phí chung cho sản xuất trên ruộng IPM cũng giảm, chủ yếu do giảm số lần sử dụng thuốc và công phun. Ngoài ra còn tiết kiệm được lượng thóc giống (thông thường ruộng nông dân cấy dày và nhiều dảnh hơn).

Thông qua các báo cáo điều tra hệ sinh thái cho thấy, năng suất cây trồng tăng trung bình 10% so với diện tích không thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Do khi tham gia chương trình IPM, nông dân tiến hành chăm bón tập trung, bón phân đúng thời điểm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển, ít sâu bệnh hại, từ đó cải thiện năng suất cây trồng.

Giảng viên IPM hướng dẫn bà con nông dân cách vẽ bản đồ hệ sinh thái đồng ruộng. Ảnh: Đinh Mười.

Giảng viên IPM hướng dẫn bà con nông dân cách vẽ bản đồ hệ sinh thái đồng ruộng. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Đào Văn Ngọc, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Quảng Ninh cho hay, sau khi tham gia khoá học của lớp IPM, trình độ dân trí trong nông dân được thay đổi rõ rệt, họ nắm được kiến thức cơ bản và có hiểu biết sâu về nguyên tắc phòng trừ tổng hợp, nắm chắc các giai đoạn, thời kỳ sinh trưởng các lứa sâu bệnh hại chính của cây trồng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Việc giảm dùng thuốc trừ dịch hại, sử dụng các biện pháp thủ công và canh tác đã góp phần bảo vệ những sinh vật có ích trong ruộng, giữ gìn tính đa dạng của các loài sinh vật và sự cân bằng sinh thái. Theo đó, quần thể các loài sinh vật như bọ rùa, nhện, kiến 3 khoang, bọ đuôi kìm, chuồn chuồn kim... trên ruộng IPM thường cao hơn.

Nông dân theo học lớp IPM đã biết cách sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả, theo nguyên tắc "4 đúng": Đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc, đúng cách. Không sử dụng các loại thuốc cấm, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc kém phẩm chất; hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc BVTV, chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, không dùng bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng trong hệ sinh thái đồng ruộng.

Việc hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc BVTV đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ nhiễm độc trong nông sản phẩm, giảm nguy cơ ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước; chính vì thế đã góp phần đáng kể bảo vệ môi trường sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ con người trong cộng đồng.

Chương trình IPM đến với nông dân bằng tiến bộ kỹ thuật mới, phương pháp đào tạo và cách huấn luyện mang tính khoa học. Đặc biệt, nông dân được đi thực tế ở đồng ruộng.

Sự kết hợp giữa giảng viên và nông dân trong khoá học đã giúp nông dân trở thành những người có kiến thức tổng hợp trong lĩnh vực quản lý đồng ruộg, hiểu biết nguyên tắc trong hệ sinh thái đồng ruộng, từ đó thúc đẩy và khuyến khích họ tìm tòi để tự quyết định những biện pháp cần phải làm trên mảnh ruộng của mình. 

Bà Phạm Thị Gái (xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) chia sẻ, từ khi được theo học lớp IPM, bà được tiếp xúc với những phương pháp, cách làm khoa học hơn, khi áp dụng vào ruộng lúa nhà mình cho năng suất tăng từ 20 - 30% so với trước.

Việc áp dụng IPM giảm được số lần phun thuốc trừ sâu bệnh từ 1 - 2 lần phun/vụ, tương đương giảm từ 1,5 - 3 kg thuốc BVTV/ha/năm. Như vậy nếu chỉ tính riêng đối với cây lúa, trên tổng diện tích gieo cấy cả năm của tỉnh Quảng Ninh là trên 39.000 ha, lượng thuốc BVTV phun rải trên đồng ruộng sẽ giảm 60 - 100 tấn/năm.

Tiến Thành - Viết Cường/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập373
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,336
  • Tổng lượt truy cập93,220,000
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây