Mô hình dưới nuôi cá đặc sản, trên trồng rau thủy canh bằng hệ thống tuần hoàn Aquaponics đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng, hướng đến nền nông nghiệp an toàn bền vững.
Điểm tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá đặc sản trong nhà kính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Tháp Aqua.
Tại đây, Đoàn công tác được Anh Nguyễn Thành Nam - Thành viên Hội Đồng quản trị Công ty giới thiệu kỹ thuật trồng rau thủy canh, kết hợp nuôi cá đặc sản bằng hệ thống tuần hoàn Aquaponics.
Mô hình Aquaponics là mô hình cung cấp nước tuần hoàn từ bể nuôi cá đặc sản để cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Hình thức canh tác thủy canh này là không dùng đất, bộ rễ cây trồng được nuôi dưỡng phát triển ở trong nước, có sử dụng các thành phần dinh dưỡng thiết yếu.
Khác với phương pháp canh tác thổ canh, là hệ thống thủy canh không có sự tham gia của các vi sinh vật phân giải trong đất.
Việc trồng rau thủy canh được áp dụng bằng phương thức sản xuất nông nghiệp thông minh, toàn bộ vụ mùa không phun một giọt thuốc trừ sâu hóa học hay sử dụng hóa chất nào.
Sự kết hợp đồng thời cả 2 hệ thống nuôi cá đặc sản và trồng rau thủy canh mang lại hiệu quả thiệt thực, độc đáo trên cùng 1 diện tích.
Thay vì bổ sung phân bón và các chất hóa học cho cây trồng, mô hình Aquaponics này sử dụng chất thải từ nuôi cá, nhờ sự chuyển hóa từ các loại vi sinh vật thành chất dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho sự phát triển của cây rau thủy canh.
Ngược lại, thay vì phải xử lý nước rồi xả nước từ nuôi cá ra môi trường, hệ thống Aquaponics sử dụng cây trồng để làm sạch nước và trả lại cho bể nuôi cá đặc sản.
Nước này có thể tái sử dụng vô thời hạn và chỉ cần thay thế nó khi nó bị hao hụt do bay hơi. Đây là hệ thống tuần hoàn tận dụng lợi ích của nhau 1 cách hoàn hảo. Ưu điểm của mô hình Aquaponics này là người trồng rau thủy canh, nuôi cá đặc sản tiết kiệm được 40-50% chi phí sản xuất.
Hiện trang trại trồng rau thủy canh có tổng diện tích trên 18.000m2, trồng trên 10 loại rau khác nhau như: Cải thảo, xà lách, tía tô, cải bẹ xanh,...
Ngoài rau sạch, trang trại còn bố trí nuôi các loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như: Cá chình, cá chạch lấu, cá côi, nuôi lươn,...
Về rau thủy canh, mỗi năm trang trại xuất bán trên 60 tấn rau các loại, với giá bán bình quân 25.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm, Công ty lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng từ tiền trồng rau thủy canh sạch.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế, anh Nam còn giới thiệu, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau thủy canh và giữ sản phẩm tươi xanh đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Sau khi tham qua thực tế, thấy được cách làm hay, hiệu quả của mô hình Aquaponics, nhiều thành viên Hợp tác xã ở huyện An Phú (tỉnh An Giang) cũng đã có định hướng triển khai ứng dụng trồng rau thủy canh, sau đó sẽ nhân rộng ra nông dân.
Mô hình trồng rau thủy canh, kết hợp nuôi cá đặc sản không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn hướng đến nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, bền vững, thân thiện với môi trường.
Qua chuyến tham quan mô hình Aquaponics-nông nghiệp công nghệ cao này đã nâng cao kiến thức cho nông dân và đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Đây là tiền đề để huyện An Phú (tỉnh An Giang) triển khai, áp dụng trong thực tế tại địa phương, hướng đến phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn hơn, hiệu quả hơn trong tương lai.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã