Trang trại tiền tỷ dưới chân núi đá
Đó là trang trại tiền tỷ của nông dân chân đất chính hiệu Đặng Thanh Vân (SN 1964, trú tại thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh, Gia Lai).
Theo đó, ông sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bắc Giang. Năm 1995, ông đưa vợ con vào xã Ia Ly, nay là thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh lập nghiệp. Đến năm 2005, để thuận lợi cho việc học hành của con trai, ông Vân bán hết rẫy rồi ra thị trấn Phú Hòa mua gần 3 ha đất cằn dưới chân núi đá Chư Pao.
Ngày đó, ông để 2 ha trồng cà phê, phần còn lại trồng 1.000 trụ hồ tiêu. Sau đó ông vay 200 triệu đổ hết vào đầu tư cà phê và tiêu nhưng sau đó tiêu chết cà phê thì kém hiệu quả. Mãi đến năm 2016, ông tiếp tục mạnh dạn vay 700 triệu đồng của ngân hàng để xây dựng trang trại tiền tỷ. Sau đó, ông liều lĩnh múc hai ao cá xây dựng mô hình VAC kết hợp du lịch sinh thái.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Vân kể lại: "Mô hình VAC này tôi đã ấp ủ từ lâu nhưng không có vốn để thực hiện. Ngay sau khi vay được 700 triệu tôi bắt đầu đào ao thả cá, trồng cây ăn quả và nuôi gà thịt, giống. Toàn bộ vườn cây ăn quả từ ổi, mít, nhãn, bơ tôi đều trồng theo phương pháp hữu cơ, tức là chỉ bón phân chuồng (phân gà)...".
Theo ông Vân, sau khi vườn cây ăn quả cùng ao cá cho thu hoạch, nhưng địa hình đất rẫy quá dốc, trơn trượt nên đến năm 2019 ông tiếp tục vay hơn 200 triệu đồng đổ đường bê tông. Từ lúc có đường, việc đi lại cũng như vận chuyển trái cây thuận lợi hơn, ngoài ra ông đã tận dụng 2 ao cá để kết hợp làm du lịch sinh thái.
Hiện tại, trang trại tiền tỷ của ông Vân gồm 2 ao nuôi cá với diện tích 5,2m2 bao gồm các loại cá trắm, mè dinh, trôi, lăng, bống thượng…hơn 10.000 con gà thịt, giống. Về cây ăn trái, trung bình 1 tháng ông thu về hơn 30 triệu đồng với hơn 1.000 gốc ổi.
Nhận thấy đất đai phù hợp với cây ăn quả nên ông Vân đã đầu tư trồng thêm 200 cây nhãn, 120 cây bơ booth, 70 cây mít Thái. Theo đó, toàn bộ giống cây ăn trái đều được ông Vân lặn lội ra Bắc mua về, chăm sóc kỹ càng theo phương pháp bền vững ưu tiên phân chuồng.
Trang trại tiền tỷ chỉ xuất hàng sạch, đồ sạch
"Tôi chưa từng nghĩ mình lại thành công như ngày hôm nay. Cũng nhờ lợi thế đất giáp núi nên tôi tự thiết kế thành khu vườn sinh thái. Những ngày cuối tuần, nhiều người dân ở Pleiku và các huyện lân cận tìm đến trang trại của tôi câu cá thư giãn, mua trái cây sạch. Ông bà ta từng nói "nhất nước, nhì phân tam cần tứ giống", nên khi chăm sóc các loại cây ăn quả tôi luôn ưu tiên nước và phân bón (phân bón phải là phân chuồng)...", ông Vân chia sẻ.
Theo ông Vân, cũng vì thế khách hàng họ thích các loại trái cây ở trang trại lắm, canh tác theo quy trình hữu cơ an toàn, không dùng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc kích thích tăng trưởng"...
Cũng theo ông Vân, hiện tại mô hình VAC đã dần đi vào ổn định. Việc mua bán, vận chuyển trái cây từ chân núi Chư Pao ra ngoài thị trấn cũng đã thuận tiện hơn rất nhiều.
"Hiện tôi đang vay của ngân hàng 1,1 tỷ đồng, tuy nhiên cũng nhờ có số vốn này mà trang trại VAC của tôi đã dần ổn định, tiền thu về cũng khá. Sau khi trừ chi phí mỗi năm cũng dư giả được hơn 1 tỷ đồng đấy. 1 tỷ đồng này là tính cả tiền bán các loại trái cây, cá, gà…Ngoài ra, vào dịp tết hay các ngày nghỉ lễ khu du lịch sinh thái của tôi cũng khá đông khách thăm quan, ăn uống", ông Vân phấn khởi nói.
Anh Huỳnh Tấn Bộ - Chủ tịch hội cựu chiến binh thị trấn Phú Hòa (khách hàng thân thiết của ông Vân) cho hay, cứ dịp cuối tuần, ông và bạn bè thường xuyên ghé trang trại của chú Bộ ăn uống, câu cá thư giãn. Vì được chăn nuôi, trồng trọt theo phương pháp an toàn, sạch nên ông thường xuyên đặt gà thịt và mua các loại cây ăn trái như mít, ổi…
"Cá nhân tôi nhận thấy mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của chú Vân rất hiệu quả. Không chỉ là tấm gương điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của huyện. Chú Vân còn là một cựu chiến binh luôn tham gia đầy đủ các phong trào của thị trấn", ông Huỳnh Tấn Bộ nói.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;