Học tập đạo đức HCM

Làm muối kiểu mới, cuộc sống diêm dân Cần Giờ thay đổi hẳn

Chủ nhật - 19/07/2020 05:29
TP.HCM đang đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) nhằm phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Qua đó, thành phố sẽ thực hiện hiệu quả tiêu chí "Sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất" trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020.

Nhiều sản vật làng quê…

Với Chương trình OCOP, diêm dân làng nghề muối Lý Nhơn và xã Thạnh An (Cần Giờ) triển khai mô hình sản xuất muối trải bạt gắn với cất trữ nước chạt giúp quá trình sản xuất muối không bị gián đoạn khi thời tiết thay đổi thất thường, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. 

Anh Diệp Minh Hoàng - diêm dân ở Lý Nhơn cho biết, nếu theo cách làm truyền thống, 2ha ruộng muối nhà anh cần 2-3 người cật lực lăn khuông, dọn bùn, đưa nước... Nhưng nay, chỉ mình anh đã làm tốt các công đoạn này. Ðến ngày thu hoạch mới cần thuê thêm người gánh muối từ ruộng ra bến để bán cho thương lái.

TP.HCM tăng tốc làm Chương trình OCOP - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Đổi - diêm dân ở Cần Giờ, thu hoạch muối. Ảnh: C.L

Trong Chương trình OCOP, TP.HCM tập trung phát triển 6 sản phẩm của 6 làng nghề truyền thống và 4 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng, gồm: Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, làng nghề đan đát Thái Mỹ, làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (Củ Chi), làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (Hóc Môn), làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (Bình Chánh), làng nghề muối Lý Nhơn (Cần Giờ; khô cá dứa Cần Giờ, khô cá sặc Củ Chi, tổ yến Cần Giờ và sản phẩm xoài cát Long Hòa (Cần Giờ).

Nhờ đầu tư sản xuất muối sạch nên hiện muối Cần Giờ được người tiêu dùng đón nhận, sản phẩm từng bước tạo chỗ đứng trên thị trường, được xuất khẩu. 

Hàng năm, diện tích đưa vào sản xuất khoảng 1.200ha, trong đó có hơn 1.000ha sản xuất theo mô hình trải bạt, năng suất thu hoạch đạt 80 tấn/ha.

Đại diện UBND huyện Cần Giờ cho biết, những năm gần đây các mô hình sản xuất muối tiên tiến nâng cao năng suất, hiệu quả được triển khai cho diêm dân. 

"Để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh và chế biến muối tại huyện Cần Giờ, thành phố đầu tư công trình giao thông, thủy lợi vùng muối, triển khai thực hiện dự án bảo tồn và phát triển làng nghề… nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống người làm muối. Từ khi có mô hình sản xuất muối trải bạt, muối sạch, năng suất đạt cao gấp 3-4 lần so với trước. Cuộc sống của người làm muối ở Cần Giờ thay đổi hẳn, thu nhập khoảng 100 triệu đồng/ha" - vị này chia sẻ.

Hiện, trong chương trình xây dựng OCOP, các làng muối ở Cần Giờ còn phát triển loại hình du lịch trải nghiệm với "một ngày làm diêm dân".

Quyết tâm gắn sao đặc sản

Lãnh đạo Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, nông nghiệp hiện chỉ chiếm khoảng 0,7% trên tổng GRDP của thành phố, nhưng có vai trò quan trọng bởi còn khoảng 1,7 triệu người dân sinh sống tại 5 huyện ngoại thành. Với dân số ngày càng tăng, hiện hơn 9 triệu người, nhu cầu tiêu dùng của người dân TP.HCM cũng ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu về chất lượng sản phẩm sạch, an toàn, giá trị dinh dưỡng cao.

Theo bà Hoàng Thị Mai - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, việc thành phố ban hành Chương trình OCOP trên địa bàn vùng nông thôn là cần thiết để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân nông thôn, thực hiện hiệu quả tiêu chí "Sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất" trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của địa phương, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị...

Để thực hiện chương trình này, thành phố đã xác định các giải pháp: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc triển khai thực hiện chương trình, ứng dụng KHKT, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; phát triển kinh tế tập thể và chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng, xúc tiến thương mại; hỗ trợ cụ thể đối với các doanh nghiệp, cơ sở, HTX được lựa chọn tham gia chương trình…  

Trần Đáng/Danviet.vn
https://danviet.vn/lam-muoi-kieu-moi-cuoc-song-diem-dan-can-gio-thay-doi-han-20200715162446153.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm72
  • Hôm nay23,808
  • Tháng hiện tại270,348
  • Tổng lượt truy cập90,333,741
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây