Học tập đạo đức HCM

Gieo hạt chính xác: Giải pháp cho nông nghiệp bền vững

Thứ hai - 11/05/2020 10:55
Nông dân dễ dàng đạt năng suất cao, đồng thời hạn chế cỏ dại, khi áp dụng gieo hạt theo mô hình không gian đồng đều hơn.
Gieo hạt chính xác là một loại thách thức về kỹ thuật, nhưng lại là giải pháp cho phát triển nông nghiệp bền vững. Ảnh: Shutterstock.com.
 


Theo nghiên cứu của Đại học Copenhagen, việc gieo hạt chính xác hơn cũng có thể giúp giảm sử dụng thuốc diệt cỏ và số lượng phân bón.

"Trong phần lớn các trường hợp, năng suất cao hơn và ít cỏ dại hơn là kết quả của việc gieo các loại cây trồng theo mô hình giống như lưới, đồng đều hơn, trong đó mỗi cây có khoảng cách tương đương với các cây lân cận, cả trong và giữa các hàng", Giáo sư Jacob Weiner, Khoa Khoa học Môi trường và Thực vật của Đại học Copenhagen, cho biết.

Năng suất cao hơn trong 76% thử nghiệm

Giáo sư Weiner và các đồng nghiệp đến từ Đại học Nông nghiệp Đông Bắc (Trung Quốc) tiến hành một nghiên cứu lớn trong khu vực để khám phá tác động của các mô hình không gian thống nhất đến năng suất cây trồng và tăng trưởng cỏ dại.

Nghiên cứu, hiện được công bố trên tạp chí uy tín Advances in Agronomy, chứng minh rằng mô hình gieo hạt đồng đều dẫn đến năng suất cao hơn trong số 76% thử nghiệm và ít cỏ dại hơn trong số 73% thử nghiệm.

Các nhà nghiên cứu xem xét ba trong số các loại ngũ cốc được trồng rộng rãi nhất trên thế giới: lúa mì, ngô và đậu tương.

Trong nhiều nghiên cứu, năng suất cao hơn khoảng 20%, trong khi một nghiên cứu mang lại năng suất cao hơn 60% cho lúa mì và một nghiên cứu khác, nhiều hơn tới 90% cho đậu tương.

Giảm hơn 30% cỏ dại

Liên quan đến sự phát triển của cỏ dại, một số nghiên cứu đã cho thấy làm giảm hơn 30% cỏ dại so khi phương thức gieo hạt truyền thống, ít chính xác hơn được thay thế bằng mô hình gieo đồng nhất.

"Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh những tác động tích cực của việc gieo lúa mì đồng đều khi có cỏ dại, nhưng nghiên cứu mới cho thấy lợi ích này mở rộng sang các loại cây trồng khác, cả có và không có sự cạnh tranh từ cỏ dại", Giáo sư Weiner nói.

Một máy gieo hạt điển hình gieo hạt thành các hàng có khoảng cách khá chính xác giữa chúng. Tuy nhiên, trong mỗi hàng, khoảng cách giữa các hạt là ngẫu nhiên, có nghĩa là một số cây đứng gần nhau, trong khi những cây khác có khoảng cách xa hơn.

Ngược lại, khi hạt được gieo theo mô hình lưới đồng nhất, rễ lan rộng và chiếm không gian đất nhanh hơn, trong khi hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm giải phóng các chất dinh dưỡng như nitơ, cũng chính là những chất thải gây ô môi trường.

Môi trường được lợi kép

"Từ góc độ môi trường, đó là điều đôi bên cùng có lợi. Lượng nitơ thải ra ít hơn và thuốc diệt cỏ có thể giảm đi vì có ít cỏ dại hơn”, theo giáo sư Weiner. “Khả năng tăng năng suất và giảm thiểu tác động môi trường góp phần vào nông nghiệp bền vững hơn".

Môi trường được lợi kép khi áp dụng gieo hạt chính xác. Ảnh: unsplash.

Môi trường được lợi kép khi áp dụng gieo hạt chính xác. Ảnh: unsplash.

Trên mặt đất, mô hình lưới thống nhất là lợi thế vì cây trồng che bóng ít hơn trong thời gian đầu của mùa sinh trưởng. Một nghiên cứu ước tính rằng lá cây che phủ mặt đất sớm hơn vài tuần khi được gieo theo kiểu gieo đồng đều.

"Mọi người từng không tin rằng một mô hình gieo hạt có thể có tác động đáng kể tới vụ mùa. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi chứng minh điều ngược lại", Giáo sư Weiner nói.

Về mặt kỹ thuật, loại gieo chính xác này là một thách thức.

"Hiện nay, có những máy phù hợp với công việc và những thế hệ máy mới liên tục được phát triển. Điều này áp dụng cho cả máy gieo hạt chính xác và robot. Bạn có thể mất nhiều tiền hơn để mua máy, nhưng đó là chi phí tự trả một lần," giáo sư Jacob Weiner kết luận.


Dương Châu (Science.ku.dk, sciencedirect, sciencedaily)
Nguồn: NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm149
  • Hôm nay34,876
  • Tháng hiện tại265,580
  • Tổng lượt truy cập92,643,244
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây