Học tập đạo đức HCM

Giống bò ta của Việt Nam được Trung Quốc ưa chuộng

Thứ ba - 23/03/2021 21:57
Giống bò vàng Việt Nam tưởng như sắp tuyệt chủng bởi nhỏ con, chậm lớn nên bị các địa phương đua nhau tiêu diệt nay bỗng được lái Trung Quốc lùng mua giá cao.

Tuyển chọn bò qua zalo

Trong các con vật bản địa, bò có lẽ đứng đầu về số phận hẩm hiu. Trước xu thế chăn nuôi giống ngoại hay con lai chạy theo năng suất, ngắn ngày người ta vẫn trân trọng con lợn cắp nách, gà ri hay vịt cỏ nhưng tuyệt nhiên không hề nhắc đến con bò ta.

Đã có một thời kỳ con bò Việt bị hắt hủi đến mức các địa phương đua nhau tiêu diệt để tăng tỷ lệ máu ngoại mà điển hình là Vĩnh Phúc với chính sách cho tiền để khuyến khích người dân kẹp tinh hoàn “bò cóc” (bò nhỏ) nhằm triệt sản. Do đó chỉ trong 2 năm gần như toàn bộ hơn 10.000 con bò đực ta của tỉnh này đã bị thiến để thay thế bằng bò đực Sind nhập ngoại.

Cách Vĩnh Phúc một con sông là huyện Ba Vì, TP. Hà Nội nơi nổi tiếng với giống bò vàng đến mức đi vào câu truyền khẩu mang tính đùa vui: “Ba Vì có con bò vàng” bây giờ cũng mất giống.

Là một người chuyên mua bò gầy về vỗ béo để bán, ông Nguyễn Xuân Khanh ở xóm Bãi Già, xã Phú Châu, huyện Ba Vì bảo, các tỉnh dưới đồng bằng giờ hầu như không còn giống “bò cóc” nữa mà chỉ rải rác ở tỉnh Sơn La hay ở tận bên Lào. Tại đó, dân vẫn còn tập quán chăn thả rông để tận dụng ưu điểm ăn tạp và sức đề kháng rất khỏe, chịu đựng kham khổ của chúng.

Những con bò ta trong trại nhà ông Khanh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Những con bò ta trong trại nhà ông Khanh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Mỗi chuyến “đi săn” lên vùng cao như vậy ông Khanh thường mua được một xe 5-7 con bò để chở về xuôi. Bình thường con bò ta nặng 1,5 tạ giá 18 triệu nếu về mổ ngay chỉ cho khoảng 65kg thịt, vả lại chất lượng chưa được thơm ngon lắm.

Nhưng khi đem vào nuôi vỗ béo với chế độ ăn toàn cỏ non, ngô hạt, cám, men đường, muối chỉ khoảng 3 tháng sau sẽ không còn nhìn thấy rốn nữa bởi thế còn gọi là bò ta tịt. Lúc ấy chúng đạt trọng lượng cỡ 2,4 tạ, tương đương hơn 1 tạ thịt móc hàm, bán với giá 24-25 triệu cho thương lái Trung Quốc, lãi rất khá.

Phương thức giao dịch rất đơn giản, người nuôi chỉ việc chụp ảnh, báo giá rồi gửi zalo cho người buôn trên biên giới là xong. Từ Tết đến nay, thương lái suốt ngày gọi điện đến cho ông Khanh đặt mua loại bò này mà không có nên ngay cả mấy con trong chuồng mới vỗ được có 2 tháng cũng cứ gạ mãi.

Trung Quốc 'sành ăn'

Ông Khanh nhận xét: “Bò ta loại 24 răng (2-3 năm tuổi) sau khi vỗ béo mổ ra thịt nạc nhiều, da mỏng, rất thơm ngon và ngọt. Ở Trung Quốc họ chỉ chuộng loại bò này của Việt Nam còn loại khác hầu như không nhập. Mỗi lần thương lái lùa cả đàn hàng trăm con sang bên đó, giá bán tại chợ quy ra tiền Việt mỗi kg thịt tới 350.000đ.

Tuy nhiên, việc mua bán cũng khá phập phù như giai đoạn đầu năm 2020 do dịch Covid-19, thương lái Trung Quốc không sang thu mua được nên phải bán cho thương lái Việt Nam giá chỉ còn 270.000đ/kg vì ra chợ chúng bị đánh đồng với bò lai. Nếu mua hơi bò ta hay lai Sind, lai BBB đều chỉ 95.000đ/kg!”.

Khách đến thăm trại bò nhà ông Khanh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Khách đến thăm trại bò nhà ông Khanh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Khanh tiếc rẻ: “Nếu biết cách xây dựng thương hiệu cho bò ta như người Nhật đã từng làm với bò Kobe, chăn nuôi theo chuỗi khép kín hoàn toàn có thể bán được 350.000 - 400.000đ/kg. Lợi nhuận lúc đó sẽ rất tốt, bởi giống bò ta tuy chậm lớn, nuôi từ nhỏ chỉ tăng trung bình 5-6 lạng/ngày nhưng khi đưa vào vỗ béo vẫn có thể đạt 1kg/ngày. Mỗi năm chúng tôi có thể nuôi được 3 lứa như thế. Dân rất muốn mở rộng quy mô nhưng đầu ra cứ tự sản, tự tiêu kiểu này không thể ổn định được, vừa nuôi vừa sợ. Chúng tôi chỉ ước sao có doanh nghiệp nào đứng ra liên kết với người dân để đưa bò ta vào các nhà hàng, siêu thị cho những nhà giàu được thưởng thức đặc sản thì tốt quá!”.

Anh Lê Đình Thảo, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Châu cho hay, hiện nay trên địa bàn có hơn 10 hộ nuôi bò ta vỗ béo dạng này nhưng chỉ hai hộ có quy mô lớn, còn lại trung bình chỉ 5-10 con bởi hạn chế về vốn, đất đai.

Còn chị Đỗ Thị Thu Thủy, cán bộ Trạm Khuyến nông Ba Vì nhận định, ưu điểm của bò ta là mắn đẻ, chịu đựng kham khổ, thịt chất lượng tốt nhưng nhược điểm là kích thước nhỏ, nuôi chậm lớn nên trước đây đã bị loại bỏ gần hết.

Hiện nay trong tổng đàn bò của huyện Ba Vì có hơn 32.000 con, ngoài 9.700 con bò sữa thì chủ yếu là bò hướng thịt lai Sind và lai BBB. Những hộ còn nuôi bò ta như ông Khanh là nằm trong mô hình vỗ béo bò chung chứ không phải là chủ đích nhằm vào giống loại này. Bởi thế, một tiềm năng rất lớn cả về thị trường nội địa lẫn xuất khẩu vẫn còn đang bỏ ngỏ cho con bò Việt.    

Bò vàng Việt Nam có nguồn gốc từ nhiều giống bò của các nước lân cận nhưng chủ yếu được hình thành từ hai giống bò của Trung Quốc và Ấn Độ, được nông dân nuôi để lấy thịt và sức kéo, từng có nhiều ở Lạng Sơn, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Ninh Thuận… Đặc điểm chung nhất của chúng là có bộ lông màu vàng hoặc màu cánh gián, tầm vóc nhỏ, bò cái 160 - 200 kg và bò đực 250 - 300kg, thân thấp ngắn, mình lép, mông lép, ngực lép.

Dương Đình Tường

Tuyển chọn bò qua zalo

Trong các con vật bản địa, bò có lẽ đứng đầu về số phận hẩm hiu. Trước xu thế chăn nuôi giống ngoại hay con lai chạy theo năng suất, ngắn ngày người ta vẫn trân trọng con lợn cắp nách, gà ri hay vịt cỏ nhưng tuyệt nhiên không hề nhắc đến con bò ta.

Đã có một thời kỳ con bò Việt bị hắt hủi đến mức các địa phương đua nhau tiêu diệt để tăng tỷ lệ máu ngoại mà điển hình là Vĩnh Phúc với chính sách cho tiền để khuyến khích người dân kẹp tinh hoàn “bò cóc” (bò nhỏ) nhằm triệt sản. Do đó chỉ trong 2 năm gần như toàn bộ hơn 10.000 con bò đực ta của tỉnh này đã bị thiến để thay thế bằng bò đực Sind nhập ngoại.

Cách Vĩnh Phúc một con sông là huyện Ba Vì, TP. Hà Nội nơi nổi tiếng với giống bò vàng đến mức đi vào câu truyền khẩu mang tính đùa vui: “Ba Vì có con bò vàng” bây giờ cũng mất giống.

Là một người chuyên mua bò gầy về vỗ béo để bán, ông Nguyễn Xuân Khanh ở xóm Bãi Già, xã Phú Châu, huyện Ba Vì bảo, các tỉnh dưới đồng bằng giờ hầu như không còn giống “bò cóc” nữa mà chỉ rải rác ở tỉnh Sơn La hay ở tận bên Lào. Tại đó, dân vẫn còn tập quán chăn thả rông để tận dụng ưu điểm ăn tạp và sức đề kháng rất khỏe, chịu đựng kham khổ của chúng.

Những con bò ta trong trại nhà ông Khanh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Những con bò ta trong trại nhà ông Khanh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Mỗi chuyến “đi săn” lên vùng cao như vậy ông Khanh thường mua được một xe 5-7 con bò để chở về xuôi. Bình thường con bò ta nặng 1,5 tạ giá 18 triệu nếu về mổ ngay chỉ cho khoảng 65kg thịt, vả lại chất lượng chưa được thơm ngon lắm.

Nhưng khi đem vào nuôi vỗ béo với chế độ ăn toàn cỏ non, ngô hạt, cám, men đường, muối chỉ khoảng 3 tháng sau sẽ không còn nhìn thấy rốn nữa bởi thế còn gọi là bò ta tịt. Lúc ấy chúng đạt trọng lượng cỡ 2,4 tạ, tương đương hơn 1 tạ thịt móc hàm, bán với giá 24-25 triệu cho thương lái Trung Quốc, lãi rất khá.

Phương thức giao dịch rất đơn giản, người nuôi chỉ việc chụp ảnh, báo giá rồi gửi zalo cho người buôn trên biên giới là xong. Từ Tết đến nay, thương lái suốt ngày gọi điện đến cho ông Khanh đặt mua loại bò này mà không có nên ngay cả mấy con trong chuồng mới vỗ được có 2 tháng cũng cứ gạ mãi.

Trung Quốc 'sành ăn'

Ông Khanh nhận xét: “Bò ta loại 24 răng (2-3 năm tuổi) sau khi vỗ béo mổ ra thịt nạc nhiều, da mỏng, rất thơm ngon và ngọt. Ở Trung Quốc họ chỉ chuộng loại bò này của Việt Nam còn loại khác hầu như không nhập. Mỗi lần thương lái lùa cả đàn hàng trăm con sang bên đó, giá bán tại chợ quy ra tiền Việt mỗi kg thịt tới 350.000đ.

Tuy nhiên, việc mua bán cũng khá phập phù như giai đoạn đầu năm 2020 do dịch Covid-19, thương lái Trung Quốc không sang thu mua được nên phải bán cho thương lái Việt Nam giá chỉ còn 270.000đ/kg vì ra chợ chúng bị đánh đồng với bò lai. Nếu mua hơi bò ta hay lai Sind, lai BBB đều chỉ 95.000đ/kg!”.

Khách đến thăm trại bò nhà ông Khanh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Khách đến thăm trại bò nhà ông Khanh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Khanh tiếc rẻ: “Nếu biết cách xây dựng thương hiệu cho bò ta như người Nhật đã từng làm với bò Kobe, chăn nuôi theo chuỗi khép kín hoàn toàn có thể bán được 350.000 - 400.000đ/kg. Lợi nhuận lúc đó sẽ rất tốt, bởi giống bò ta tuy chậm lớn, nuôi từ nhỏ chỉ tăng trung bình 5-6 lạng/ngày nhưng khi đưa vào vỗ béo vẫn có thể đạt 1kg/ngày. Mỗi năm chúng tôi có thể nuôi được 3 lứa như thế. Dân rất muốn mở rộng quy mô nhưng đầu ra cứ tự sản, tự tiêu kiểu này không thể ổn định được, vừa nuôi vừa sợ. Chúng tôi chỉ ước sao có doanh nghiệp nào đứng ra liên kết với người dân để đưa bò ta vào các nhà hàng, siêu thị cho những nhà giàu được thưởng thức đặc sản thì tốt quá!”.

Anh Lê Đình Thảo, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Châu cho hay, hiện nay trên địa bàn có hơn 10 hộ nuôi bò ta vỗ béo dạng này nhưng chỉ hai hộ có quy mô lớn, còn lại trung bình chỉ 5-10 con bởi hạn chế về vốn, đất đai.

Còn chị Đỗ Thị Thu Thủy, cán bộ Trạm Khuyến nông Ba Vì nhận định, ưu điểm của bò ta là mắn đẻ, chịu đựng kham khổ, thịt chất lượng tốt nhưng nhược điểm là kích thước nhỏ, nuôi chậm lớn nên trước đây đã bị loại bỏ gần hết.

Hiện nay trong tổng đàn bò của huyện Ba Vì có hơn 32.000 con, ngoài 9.700 con bò sữa thì chủ yếu là bò hướng thịt lai Sind và lai BBB. Những hộ còn nuôi bò ta như ông Khanh là nằm trong mô hình vỗ béo bò chung chứ không phải là chủ đích nhằm vào giống loại này. Bởi thế, một tiềm năng rất lớn cả về thị trường nội địa lẫn xuất khẩu vẫn còn đang bỏ ngỏ cho con bò Việt.    

Bò vàng Việt Nam có nguồn gốc từ nhiều giống bò của các nước lân cận nhưng chủ yếu được hình thành từ hai giống bò của Trung Quốc và Ấn Độ, được nông dân nuôi để lấy thịt và sức kéo, từng có nhiều ở Lạng Sơn, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Ninh Thuận… Đặc điểm chung nhất của chúng là có bộ lông màu vàng hoặc màu cánh gián, tầm vóc nhỏ, bò cái 160 - 200 kg và bò đực 250 - 300kg, thân thấp ngắn, mình lép, mông lép, ngực lép.

Dương Đình Tường/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập164
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại929,629
  • Tổng lượt truy cập92,103,358
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây