Học tập đạo đức HCM

Từ một nền sản xuất nông nghiệp sang một nền kinh tế nông nghiệp

Thứ ba - 23/03/2021 11:26
Những năm gần đây, xứ mình liên tục xuất hiện những chiến dịch "giải cứu" nông sản với tần suất ngày càng "nhặt" hơn, trên nhiều loại nông sản hơn. Nhiều nông dân gặp nhau giờ đây hay trầm ngâm: "Hổng biết rồi đây chừng nào tới lượt mình "được giải cứu" đây?" Lại lo âu, lại thấp thỏm! Trước nay, bà con mình sản xuất thì "trông trời, trông đất, trông mây" thì hổng lẽ lại "trông giải cứu" nữa đây?

Sau nhiều lần tranh luận, bàn luận, giờ đã có "Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản" mới được thành lập - một tín hiệu vui dù hơi muộn. Hình như hơn 30 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng đôi khi trong tư duy của chúng ta chưa chuyển theo kịp, hoặc tư duy đã thay đổi rồi nhưng do quán tính nên trong hành động lại chậm thay đổi. Kinh tế thị trường thì có nguyên lý này, lý thuyết kia nhưng tựu trung lại là sản xuất theo thị trường, lấy đầu ra để quyết định đầu vào. 

1 92
Thứ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết công tác khuyến nông năm 2020

Trong một thời gian dài, khẩu hiệu của chúng ta là "Tất cả cho sản xuất và tất cả cho sản xuất", lấy năng suất, sản lượng làm chỉ tiêu, làm mệnh lệnh cho ngành và cả hệ thống. Cả bộ máy ngành Nông nghiệp được thành lập trên dưới - ngang dọc đều mang một sứ mạng là làm sao cho sản lượng đạt cao nhất, năm sau phải cao hơn năm trước. Năng suất cao hơn là nhờ công sức của các viện, trường, nhà khoa học. Dịch bệnh được khống chế là nhờ các cơ quan bảo vệ thực vật, thú y... Rồi mừng công khi địa phương được gia nhập câu lạc bộ 1 triệu tấn, 2 triệu tấn, 3 triệu tấn. Người nông dân rạng rỡ vì trúng mùa.

Nhưng ngày vui rồi cũng qua, trái ngọt đôi khi trở thành quả đắng. Điệp khúc "được mùa mất giá" như một lời nguyền đè nặng một nền Nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Vậy mới có câu chuyện "nông nghiệp giải cứu""nông nghiệp từ thiện". Rồi trên trách dưới, dưới trách trên. Rồi đại biểu chất vấn, bộ ngành trả lời. Chính quyền thì trách bà con: nào là, tâm lý đám đông, nào là, "thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào". Bà con trách sao nhà nước hổng đẩy mạnh tìm kiếm thị trường hay cấm hổng cho nông sản xứ người xâm nhập vào thị trường của mình. Vậy là, nhà này trách nhà kia rồi. Vậy là, có gì đó lỏng lẻo trong mối liên kết của mô hình "4 nhàrồi.

Nền kinh tế thị trường, nói cho đơn giản là bán cái thị trường cần chứ hổng phải bán cái mình có. Vậy thì, cái thị trường cần là gì? Là số lượng, là chất lượng, là giá cả hợp lý.

Mình có thể tự hào là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thậm chí có ai nói đùa mình là "nồi cơm của cả thế giới". Nhưng người ta thì đánh giá rằng nông nghiệp xứ mình có hai điểm yếu, thậm chí là điểm liệt chết người, đó là chi phí thì cao mà chất lượng thì kém. Trong các bản kế hoạch hay tổng kết ngành Nông nghiệp hiếm thấy đánh giá hai điểm yếu này. Chi phí đầu vào mà cao thì làm sao cạnh tranh được khi thiên hạ bằng cách tiết kiệm từng loại vật tư đầu vào, ứng dụng quy trình canh tác ít sử dụng nhân công sản xuất rẻ hơn chúng ta. Chất lượng mà kém thì làm sao người tiêu dùng chấp nhận được khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là nỗi lo canh cánh trong mỗi bữa ăn của từng người và sự bất an của toàn xã hội.

Như vậy, nếu quan niệm nông nghiệp chỉ là một ngành sản xuất, chỉ đánh giá sự phát triển thông qua năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thì không thể thoát ra tình cảnh giải cứu như trong thời gian qua. Ở nhiều quốc gia khác, người ta định vị ngành Nông nghiệp là cơ sở của công nghiệp chế biến và thương mại. Khi và chỉ khi làm tốt hai lĩnh vực chế biến và tổ chức hệ thống tiếp thị, phân phối thì mới thoát ra cái bẫy đang lùng nhùng như hiện nay.

Với tư duy Nông nghiệp như là một ngành sản xuất thì vai trò khuyến nông trong thời gian qua có nhiều đóng góp. Nhưng nếu chuyển sang tư duy nông nghiệp như một ngành kinh tế thì cũng phải định vị lại vai trò khuyến nông. Khuyến nông không chỉ dừng lại ở vai trò chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, trình diễn các mô hình, mà phải tăng cường thông tin thị trường, hướng dẫn người sản xuất cách thức bảo quản sau thu hoạch và sơ chế, chế biến nông sản, biết cách tiếp thị để đưa sản phẩm ra thị trường. Đó chính là giải pháp khắc phục tình trạng dư thừa lúc chính vụ dẫn đến câu chuyện giải cứu như thời gian qua.

2 72
"Nếu tư duy nông nghiệp như một ngành kinh tế thì phải định vị lại vai trò của khuyến nông"

Ngân hàng thế giới đã chỉ ra 2 điểm yếu, cũng là lời nguyền của Nông nghiệp Việt Nam mình, đó là chi phí cao mà chất lượng lại kém. Cả hệ thống, từ nhà quản lý, ngành chuyên môn đến người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, phải hành động để vượt qua lời nguyền đó. Nếu không vượt qua được thì chúng ta tiếp tục với những điệp khúc sức cạnh tranh kém, thua ngay trên sân nhà... vẫn sẽ tiếp tục được nêu ra từ năm này sang năm khác.

Khi chuyển động từ một nền sản xuất sang một nền kinh tế, mà lại kinh tế thị trường, thì không thể không định vị lại và nhận thức đúng đắn hơn vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Thông tin thị trường gần nhất chính là cộng đồng doanh nghiệp. Sự năng động, nhanh nhạy thích ứng với sự thay đổi của thị trường thường khởi nguồn từ doanh nghiệp.

Nếu tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển từ một nền sản xuất sang một nền kinh tế, mà chỉ quanh quẩn trong bộ máy nhà nước, tư duy của người nhà nước, không có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp thì rất khó thành công.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập197
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm196
  • Hôm nay45,310
  • Tháng hiện tại953,400
  • Tổng lượt truy cập92,127,129
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây