Học tập đạo đức HCM

Hà Nam: Mô hình giúp hộ nuôi lợn ổn định thu nhập sau Dịch tả lợn Châu Phi

Thứ tư - 01/04/2020 22:44
Dịch tả lợn Châu Phi đã càn quét trống chuồng nhiều chuồng nuôi ở các địa phương của tỉnh Hà Nam. Muốn tái đàn lợn cũng phải mất 4-5 tháng cách ly trống chuồng, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của gia đình trong suốt khoảng thời gian dài.

Để khắc phục tình trạng trống chuồng nuôi, giúp các hộ vực lại tinh thần cũng như ổn định thu nhập từ chăn nuôi sau đại dịch tả lợn Châu phi, thì việc chuyển đổi vật nuôi được xem là giải pháp hữu hiệu để cách ly cắt đứt vòng đời của mầm dịch tả Châu Phi.

Với mục đích trên, ngày 30 tháng 12 năm 2019, UBND tỉnh Hà Nam đã ra công văn giao cho Sở Nông nghiệp & PTNT về việc tiếp nhận, bàn giao số gia cầm giống được hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi để chuyển đổi vật nuôi bằng gà.

Ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp&PTNT Hà Nam đã lựa chọn huyện Bình Lục là huyện trọng điểm về chăn nuôi của tỉnh để phối hợp thực hiện triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi vật nuôi sau Dịch tả lợn Châu Phi. Sở giao cho Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Bình Lục lựa chọn 01 điểm là xã Đồng Du để khảo sát, cho thấy tại đây có 231 hộ bị thiệt hại bởi Dịch tả lợn Châu Phi, trong đó có 89 hộ có nhu cầu chuyển đổi sang nuôi gà và số còn lại đang chuẩn bị các điều kiện để tái đàn khi đảm bảo yêu cầu.

Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã thì Đồng Du phát triển chủ yếu về chăn nuôi. Trước khi có dịch tả Châu Phi, xã có khoảng 6000 đầu lợn và đã bị tiêu hủy hơn 100 tấn lợn khi có dịch, hiện toàn xã còn khoảng 2.500 con lợn. Đàn gia cầm hiện nay của xã đạt trên 200 nghìn con gia cầm, trong đó gà có 126.000 con, còn lại là ngan, vịt. Cho nên mô hình chuyển đổi vật nuôi bằng gà là giải pháp tốt trong lúc khó khăn chưa thể tái đàn lợn vì dịch tả lợn Châu Phi, giúp tạo công ăn việc làm cho người chăn nuôi trong lúc trống chuồng. Vì vậy UBND xã cũng như các hộ chăn nuôi rất phấn khởi và tự nguyện tham gia mô hình, thực hiện nghiêm túc các yêu cầu và các quy trình kỹ thuật của mô hình.

Trên cơ sở danh sách đăng ký nhu cầu chuyển đổi con nuôi của các hộ có xác nhận của địa phương, Trung tâm Khuyến nông Hà Nam cùng Phòng Nông nghiệp huyện Bình Lục cùng với UBND xã Đồng Du thống nhất các tiêu chí chọn hộ tham gia mô hình và tổ chức lớp tập huấn cho 89 hộ theo danh sách đăng ký của xã về các biện pháp kỹ thuật nuôi gà an toàn sinh học với các nội dung: kỹ thuật úm gà 01 ngày tuổi và kỹ thuật ủ men vi sinh làm đệm lót sinh học..., đồng thời đưa ra các tiêu chí cho các hộ tham gia mô hình như: đảm bảo diện tích chuồng trại, cam kết chăn nuôi an toàn sinh học trên nền đệm lót và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt. Bên cạnh đó, tổ chức cho các hộ ký cam kết tham gia mô hình nuôi gà thịt an toàn trên nền đệm lót sinh học có xác nhận của lãnh đạo xã, thôn và đại diện tổ công tác của xã.

Qua công tác thẩm định, 89 hộ đã được tập huấn và có bản cam kết tham gia thực hiện mô hình, trong đó 7 hộ không đạt so với yêu cầu đề ra nên không đưa vào mô hình; Có 82 hộ đáp ứng được yêu cầu về chuồng trại, điều kiện chăn nuôi đã được hướng dẫn công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, khu vực chăn nuôi và chuẩn bị các dụng cụ trang thiết bị, vật tư thiết yếu để nhập gà giống của Công ty TNHH MTV gà giống Dabaco.

Tại Hội nghị bàn giao gà giống (ngày 11/01/2020), Công ty TNHH MTV gà giống Dabaco đã tổ chức tập huấn giới thiệu về sử dụng thức ăn chăn nuôi của tập đoàn Dabaco cho gà thịt các giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến xuất chuồng, có 02 hộ đã đăng ký sử dụng cám của công ty. Cấp phát gà giống đạt tiêu chuẩn chất lượng; men vi sinh làm đệm lót chuồng cho các hộ theo danh sách đã được phê duyệt. Công tác bàn giao chia làm hai điểm: tại UBND xã (bàn giao 17.000 con) và thôn Đồng Tâm (33.000 con).


Bàn giao vật tư cho các hộ thực hiện mô hình

 

Theo ông Nguyễn Văn Thông, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nam thì thôn Đồng Tâm của xã Đồng Du là thôn có phong trào nuôi lợn mạnh với quy mô tập trung và là thôn bị ảnh hưởng nặng nề của dịch tả Châu phi, khiến phải tiêu hủy hết đàn. Do vậy mô hình hỗ trợ gà giống này rất có ý nghĩa đối với người chăn nuôi trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Bác Nguyễn Hữu Lập – người chăn nuôi ở thôn Đồng Tâm là một trong những hộ bị thiệt hại nặng nề trong đại dịch tả lợn Châu phi vừa qua, bác cho biết: Trên khu diện tích này của gia đình thường xuyên chăn nuôi lợn, do bị dịch tả lợn Châu Phi đã để trống chuồng không nuôi lợn từ tháng 7/2019. Đến tháng 1/2020 với sự quan tâm của dự án hỗ trợ gà, gia đình được nhận 3.000 con gà giống để nuôi trong diện tích chuồng kín 500m2, được cải tạo lại từ chính chuồng nuôi lợn như phá các bức ngăn, thiết kế máng ăn máng uống…

Để thực hiện mô hình hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông đã tích cực theo dõi bám sát, kiểm tra hướng dẫn kỹ thuật. Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm do chủng H5N6 gây nên tại một số tỉnh trong thời gian gần đây, cán bộ chuyên môn các cấp, cán bộ thú y xã, Hội nông dân xã bám sát mô hình, kiểm tra, hướng dẫn hộ công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gà theo đúng quy trình. Đến thời điểm này, đàn gà đã được phòng các bệnh như: cầu trùng, niu-cát-xơn, viêm phế quản truyền nhiễm, gum-bô-rô, viêm khớp, cúm gia cầm. Tích cực viết tin bài nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người chăn nuôi về tình hình dịch, những biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nhất là việc vệ sinh tốt chuồng trại, nơi chăn thả gia cầm tập trung; mua con giống tại những cơ sở có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thực hiện triệt để công tác cách ly, vệ sinh và khử trùng định kỳ tối thiểu 1 lần/tuần bằng các loại hóa chất khử trùng được cơ quan Thú y khuyến cáo như: Benkocid, Iodine… Để giảm thiểu mùi hôi và hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi 100% các hộ tham gia mô hình được cấp phát và hướng dẫn sử dụng chế phẩm men vi sinh  Balasa N01 để làm đệm lót sinh học cho đàn gà. Hoạt động của chế phẩm giúp đệm lót chuồng luôn khô ráo, tơi xốp, giảm đáng kể mùi từ chất thải giúp chuồng nuôi thông thoáng, tăng cường sức đề kháng của đàn gà.

Tính đến thời điểm hiện tại đàn gà của mô hình khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, độ đồng đều cao, trọng lượng bình quân của gà trống dao động từ 1,4 – 1,6 kg/con, trọng lượng gà mái dao động từ 1,0-1,29 kg/con.

Nhằm đảm bảo hiệu quả của mô hình, thời gian tới, tích cực tuyên truyền hơn nữa tới người chăn nuôi công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà theo giai đoạn, độ tuổi; đồng thời triển khai hướng dẫn tiêm phòng bổ sung nhắc lại vắc-xin cúm gia cầm từ nguồn hỗ trợ của tỉnh trong giai đoạn hiện tại, nâng cao ý thức cho người chăn nuôi về công tác vệ sinh khử trùng nhằm chủ động phòng dịch, khai báo dịch nếu có. Phối hợp với các đơn vị chuyên môn của huyện, xã và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật, đánh giá tổng kết kết quả mô hình để từ đó đề xuất nhân rộng trong giai đoạn tiếp theo.

Mai Huê

Trung tâm Khuyến nông Hà Nam/ http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại791,191
  • Tổng lượt truy cập93,168,855
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây