Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Nỗ lực khôi phục sản xuất, xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 17/11/2020 02:11
Với tinh thần “khó khăn gấp đôi, phải cố gắng gấp ba”, người dân Hà Tĩnh đang nỗ lực ra quân sản xuất, xây dựng nông thôn mới với quyết tâm “lấy lại những gì đã mất”.
t34.jpg
Người dân Thạch Liên phá bỏ ô thửa nhỏ manh mún, hình thành những cánh đồng lớn chuẩn bị sản xuất vụ Xuân 2021.

Chạy đua thời vụ khôi phục sản xuất

Hai đợt lũ lụt lịch sử vừa qua đã khiến đời sống của hàng vạn hộ dân các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP. Hà Tĩnh... lâm cảnh khốn khó; thiệt hại về tài sản, giao thông, thủy lợi, sản xuất nông nghiệp vô cùng nặng nề.

Tính đến ngày 15/10, Hà Tĩnh gieo trồng được 4.264/10.812ha cây vụ đông, đạt 39,44% kế hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của ngập lụt, nhiều diện tích bị hư hỏng, thậm chí mất trắng.

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh, cho hay, riêng sản xuất nông nghiệp, ít nhất 550ha lúa, gần 3.000ha rau màu bị thiệt hại; gần 270 tấn hạt giống, 17.000 tấn lương thực bị ngập nước, hư hỏng; gần 10.000 con gia súc và gần 80 vạn con gia cầm bị chết, cuối trôi... Sau lũ, ngành chuyên môn Hà Tĩnh chỉ đạo các địa phương động viên người dân khẩn trương khôi phục sản xuất, tập trung gieo trồng các giống rau, củ, quả ngắn ngày để đảm bảo an ninh lương thực; trồng ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi…

Trên cánh đồng tập trung rộng 12,5ha trồng rau, củ, quả trên cát, nông dân thôn Bắc Văn (xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà) đồng loạt chạy đua với thời vụ.

Bà Nguyễn Thị Hằng cho biết: Đáng lẽ hôm nay chúng tôi đã thu hoạch 1 lứa củ cải rồi, nhưng trận lụt vừa qua nước ngập làm mất trắng, giờ phải làm lại từ đầu.

“Để kịp thời khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra, tổ chức khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, huyện đã có văn bản đề xuất hỗ trợ 100% kinh phí mua giống và 50% kinh phí mua phân bón cho các vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung (125ha); hỗ trợ 50% kinh phí mua bịch giống nấm; hỗ trợ 50% kinh phí mua giống gia súc, gia cầm… Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến khoảng 5,4 tỷ đồng”, ông Nguyễn Văn Sáu, Phó chủ tịch UBND huyện Thạch Hà thông tin.

t35.jpg
Bộ NN-PTNT và các doanh nghiệp hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh khắc phục hậu quả lũ lụt với tổng giá trị hơn 17 tỷ đồng.

Cùng với Thạch Hà, các địa phương khác cũng đang “vắt chân lên cổ” chạy đua với thời vụ, xuống giống rau vụ đông, mục tiêu vừa đảm bảo tự cung, tự cấp, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.

“Để đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế lâu dài cho người dân vùng lũ, tỉnh Hà Tĩnh đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợ tỉnh 2.000 tấn giống lúa ngắn ngày, 170 tấn giống ngô, 30 tấn giống rau phục vụ sản xuất vụ đông và đông xuân. Hỗ trợ 3.000 tấn gạo cứu đói cho nhân dân vùng lũ. Đặc biệt, bố trí kinh phí thực hiện ngay Dự án tiêu thoát lũ vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ…”, ông Đặng Quốc Vinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết.

“Bộ rất chia sẻ với những thiệt hại mà Hà Tĩnh phải gánh chịu và hứa sẽ kề vai sát cánh, hỗ trợ tỉnh hết mức để tái thiết sản xuất, ổn định đời sống người dân sau lũ. Hiện, Trung ương và Bộ đã hỗ trợ một phần giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn, thuốc thú y... cho tỉnh tái thiết sản xuất. Đề nghị Hà Tĩnh tiếp nhận, triển khai sản xuất hiệu quả, đến nơi đến chốn, tránh việc “đánh trống bỏ dùi”. Anh nào làm không hiệu quả thì phải chịu trách nhiệm”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến nói.

tr35a.jpg
Người dân Hà Tĩnh ra quân xây dựng nông thôn mới.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chăn nuôi gia cầm cần được chú trọng khôi phục trong thời gian tới, vì có chu kỳ sản xuất ngắn. Theo tính toán, từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ có sản phẩm, nhờ đó sẽ giúp bà con có thêm thu nhập và tạo sinh kế cho những chu kỳ sau. Tuy nhiên, để đẩy mạnh việc chăn nuôi sau lũ lụt, các địa phương phải thực hiện tốt công tác khử trùng, tiêu độc, đảm bảo môi trường an toàn, sạch bệnh…

Nỗ lực ra quân xây dựng nông thôn mới

Những trận mưa lũ liên tiếp vừa qua đã “cuốn trôi” nhiều thành quả nông thôn mới (NTM) của người dân Hà Tĩnh. Theo báo cáo, trong 2 đợt mưa lũ vừa qua, 69 khu dân cư mẫu, gần 1.500 vườn mẫu ở Hà Tĩnh đã bị hư hỏng, thiệt hại ước khoảng 700 tỷ đồng.

Những ngày qua, tất cả các khu vườn mẫu đạt chuẩn và những vườn đang đăng ký thực hiện, người dân đang gấp rút khôi phục sản xuất với các giống rau như: cải, hẹ, mồng tơi, mướp trái vụ và các loại rau thơm khác. Cùng với đó, bà con triển khai các biện pháp chống chết úng cho các loại cây ăn quả như: thanh long, na, bưởi, cam...

Ngoài ra, tại các khu vườn bị ngập, người dân còn triển khai nạo vét mương thoát để rút nước, bảo dưỡng máy móc phun tưới, sửa hệ thống vòi phun và giàn leo, độn đất nâng vườn, xây lại bờ rào, sửa sang cửa ngõ; dọn vệ sinh môi trường trong khu dân cư, hội quán, sân vận động thôn và các công trình công cộng khác...

tr35b.jpg
Nông dân xã Thạch Văn (Thạch Hà) đã triển khai khôi phục diện tích vụ đông.

Để khuyến khích, giúp đỡ các địa phương khắc phục hậu quả lũ lụt, sớm ổn định sản xuất, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản hướng dẫn các địa phương cách khôi phục vườn mẫu. Đồng thời đề xuất với Văn phòng Điều phối NTM Trung ương hỗ trợ tỉnh xây dựng thí điểm các mô hình tạo sinh kế bền vững thích ứng biến đổi khí hậu, gắn với phát triển sản phẩm OCOP. Thời gian thực hiện mô hình dự kiến triển khai trong 2 năm (2020-2021).

Việc xây dựng thí điểm mô hình sẽ góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người dân nông thôn, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc sản, thế mạnh của địa phương gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM, OCOP tại các địa phương.

Sau mỗi trận lũ và ngập, khó khăn lại chồng chất khó khăn, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn của bà con nông dân và chính quyền sở tại. Chắc chắn rằng, Hà Tĩnh sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi đang từng bước nâng cấp các tiêu chí, hơn hết lúc này rất cần sự quan tâm, đồng hành, giám sát thực hiện từ nhiều phía để nhanh chóng khôi phục các tiêu chí NTM.

 Trà Giang/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm166
  • Hôm nay41,789
  • Tháng hiện tại80,222
  • Tổng lượt truy cập88,758,556
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây