Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả mô hình trồng rừng

Chủ nhật - 20/06/2021 11:47
Tại khu vực Bắc Trung Bộ, trong những năm qua, độ che phủ rừng của khu vực đạt bình quân 57%, cao hơn trung bình cả nước.
1 101
Mô hình trồng keo lai mô tại xã Hải Phú, huyện Hải Lăng

 
Tuy nhiên, hiện nay tại các tỉnh này hầu hết các doanh nghiệp và người dân vẫn đang trồng rừng keo các loại gỗ nhỏ, bán nguyên liệu cho các nhà máy băm dăm, hiệu quả kinh tế mang lại đang còn thấp. Tỷ lệ gỗ nhỏ ra thị trường chiếm tỷ lệ trên 90%, gỗ xẻ chiếm tỷ lệ chưa đến 10%, chất lượng gỗ xẻ thấp.
 
Nguồn giống đưa vào sản xuất nhiều hộ dân còn mua trôi nổi trên thị trường, nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý giống. Việc trồng rừng lấy gỗ của nhiều bà con nông dân vẫn chưa phù hợp, trồng rừng theo mật độ dày, ít chăm sóc, chu kỳ trồng rừng ngắn (4 – 5 năm) chưa phát huy hết khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng.
 
Nhằm chuyển giao và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng các giống mới có năng suất chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai dự án xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai mô và keo tai tượng tại tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
 
Việc triển khai dự án sẽ xây dựng một số số điểm trồng rừng gỗ lớn đáp ứng nhu cầu gỗ xẻ thay thế gỗ rừng tự nhiên, tạo niềm tin cho người trồng rừng khi muốn chuyển đổi phương án sản xuất đến tham quan học tập; mục tiêu hướng đến là nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng trên 30% so với rừng trồng đại trà và hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5-2 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ.

 Qua 2 năm triển khai thực hiện, dự án đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân tham gia thực hiện, kết quả bước đầu rất tốt, người dân rất phấn khởi và tin tưởng sự thành công như mục tiêu dự án.
 
Thông qua dự án sẽ chuyển giao áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng các giống mới keo lai mô và keo tai tượng có năng suất chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
Cây giống được chọn 3 trong số các dòng keo lai mô TB1, TB7, TB11, AH1, AH7, AM2, AM3 và keo tai tượng Úc chọn 1 trong các xuất xứ: Pongakii, Cardwell, Iron range; có hệ rễ cọc có thể chống chịu tốt hơn với hiện tượng gió bão, trên tổng diện tích 400 ha, ở 24 điểm với 240 hộ tham gia. Quy trình kỹ thuật áp dụng là quy trình trồng rừng bền vững sản xuất gỗ lớn; chu kỳ sản xuất đảm bảo đạt 10 năm trở lên, sản phẩm chủ lực là gỗ xẻ.
 
Chương trình đã triển khai với kết quả triển khai năm 2019 là 120ha keo lai mô, trong đó: Quảng Trị 40ha, Hà Tĩnh 30ha, Quảng Bình 30ha, Thừa Thiên- Huế 20ha; năm 2020 là 130ha keo tai tượng, trong đó: Quảng Trị 40ha, Hà Tĩnh 30ha, Quảng Bình 30ha, Thừa Thiên Huế- 30ha.

Song song với hoạt động triển khai các mô hình, dự án đã tiến hành hoạt động đào tạo, tập huấn trồng rừng năm thứ nhất, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng các năm tiếp theo.
 
Tại tỉnh Quảng Trị, năm 2019 Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai trồng ở 2 điểm HTX Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng và HTX Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, mỗi điểm 20 ha, gồm 2 dòng AH1 và AH7.
 
 Đến nay, sau hơn một năm rưỡi, qua theo dõi cho thấy cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống trung bình đạt 95%, chiều cao bình quân khoảng 5 m, đường kính thân D­1,3 (1,3m tính từ gốc) đạt bình quân 5,5cm.
 
Ông Nguyễn Hữu Minh, Phó Giám đốc Hợp tác xã Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng cho biết, đối tượng đưa vào trồng tại địa phương là keo lai nuôi cấy mô dòng mới. Qua quá trình triển khai ở địa phương, cây keo lai mô phát triển nhanh và khỏe hơn cây keo thông thường cả về chiều cao lẫn đường kính, chóng chịu được sâu bệnh hại và chóng chọi gió bảo tốt hơn.
 
Tháng 12 năm 2020 Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai trồng thêm 40 ha cây keo tai tượng ở 2 điểm. Sau 6 tháng triển khai, cây sinh trưởng và phát trển vượt trội so với các loại keo khác người dân đang trồng trên địa bàn.
 
Theo hoạch toán với chu kỳ kinh doanh 10 năm, rừng keo lai gỗ xẻ cho trữ lượng gỗ 180 m3/ha, thu được 191,5 triệu/ha/chu kỳ kinh doanh rừng 10 năm từ 60% sản phẩm gỗ xẻ và 40% gỗ băm dăm, như vậy lợi nhuận thu được 175,2 triệu/ha, mỗi năm thu được 17,52 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần so với trồng keo lai gỗ nhỏ với chu kỳ kinh doanh 5 năm.
 
Việc triển khai xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai mô và keo tai tượng sẽ tạo những điểm nhấn mới trong sản xuất kinh doanh rừng trồng gỗ lớn. Áp dụng quy trình trồng bền vững, không đốt thực bì, hạn chế cơ giới trong khâu làm đất toàn diện nên sẽ giúp cải tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn.
 
Với thời gian kinh doanh 10 năm trở lên, đất đai sẽ được cải tạo, tầng đất mặt sẽ tốt hơn, đảm bảo ổn định sinh thái, ổn định nguồn nước ngầm, cải tạo được điều kiện khí hậu. Bên cạnh đó giá trị kinh tế mang lại cao gấp 2 – 3 lần trồng rừng gỗ nhỏ với 2 chu kỳ cộng lại.
 
Việc triển khai dự án, xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng cây keo lai mô, cây keo tai tượng giống mới góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, cải thiện sinh kế cho người dân. 
Phan Việt Toàn/http://www.hoinongdan.org.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,740
  • Tổng lượt truy cập90,253,133
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây