Học tập đạo đức HCM

"Khát" lợn giống, giá đắt đỏ, nhà nông chật vật tái đàn, tăng đàn

Thứ tư - 06/05/2020 10:29
Con giống là khâu then chốt để đẩy mạnh tăng đàn, tái đàn lợn. Do giá lợn giống đang rất cao, Bộ NNPTNT đã đề nghị các địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, người chăn nuôi đẩy mạnh công tác tăng đàn, góp phần kéo giảm giá thịt lợn trên thị trường.

Khan hiếm con giống

Với gần 800.000 con lợn, Bình Dương là tỉnh có tổng đàn lợn lớn thứ 3 ở miền Nam. Tuy con số thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) gây ra ở mức thấp, chỉ khoảng 1,9% nhưng công tác tái đàn hiện nay vẫn còn chậm. Việc tái đàn chủ yếu là ở các trang trại chăn nuôi gia công cho công ty.

 'khat' lon giong, gia dat do, nha nong chat vat tai dan, tang dan hinh anh 1

Lãnh đạo Bộ NNPTNT kiểm tra tình hình chăn nuôi và công tác tái đàn ở Đồng Nai.  Ảnh: N.V

Trại lợn giống gốc quốc gia Bình Minh ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) với quy mô 6.000 con đang tập trung nỗ lực cho công tác phối giống, nhân đàn. Sau hơn 3 tháng siết chặt công tác ATSH, đến nay, trại đã cung cấp khoảng 250 con nái hậu bị và vài chục con đực giống cho thị trường mỗi tháng.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương, tiến độ tái đàn ở các trang trại chăn nuôi tư nhân còn chậm chủ yếu do lo ngại dịch bệnh tái phát và khan hiếm lợn giống. “Giá lợn hơi đang tăng cao, nông dân cũng rất muốn tái đàn nhưng lại gặp khó khăn ở khâu con giống. Hiện do khan hiếm nên con giống có giá rất cao, từ 160.000 - 170.000 đồng/kg” - ông Phạm Văn Bông - Giám đốc Sở NNPTNT cho biết.

Thời gian qua, các công ty chăn nuôi đều lưu hành giống nội bộ trong hệ thống và không xuất bán con giống ra ngoài. Không ít công ty và trang trại sử dụng cả lợn cái 3 máu (loại lợn không chuyên làm nái đẻ thịt - PV) để làm giống tạm thời.

Ông Trần Nhật Lâm - hộ chăn nuôi ở huyện Bàu Bàng nhận định, với mức giá như thế, muốn mua 1 con giống khoảng 20kg để gây nuôi, nông hộ phải tốn gần 3,5 triệu đồng. Có tiền trong tay mà có mua được lợn để tái đàn hay không là chuyện khác. Vì nông dân rất khó tiếp cận được nguồn giống để tái đàn. Còn việc sử dụng cả lợn cái 3 máu để làm giống chỉ là giải pháp mang tính tạm thời vì năng suất thấp, và các lo ngại yếu tố cận huyết. Nhưng muốn tái đàn thì nông dân không còn cách nào hơn.

Điều này đồng nghĩa với tình trạng khan hiếm con giống. Không cần phân biệt chất lượng, chỉ cần có con nái là cho sinh sản, kể cả nái nuôi thịt. “Nguồn cung lợn thịt vốn đã khan hiếm vì thế lại tiếp tục thiếu hụt. Đa phần nguồn lợn hơi xuất thịt bây giờ là lợn đực” - ông Lâm nói.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, tính đến cuối tháng 4, đàn lợn của tỉnh có trên 2 triệu con. Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất của Cục Thống kê tỉnh này, tổng đàn lợn của Đồng Nai chỉ đạt hơn 1,91 triệu con, giảm 20% so cùng kỳ. So với con số hơn 1,8 triệu con hồi tháng 3, tổng đàn lợn đến tháng 4 tuy có tăng nhưng chưa nhanh.

Cục thống kê tỉnh cho biết, hiện nay các doanh nghiệp có quy mô chăn nuôi lớn bắt đầu tái đàn trở lại, nhưng chậm do không đủ điều kiện. Giá con giống hiện quá cao cũng khiến người chăn nuôi e dè.

Theo ông Võ Văn Chánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tuy có khuyến khích tái đàn nhưng tỉnh cũng kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho các cơ sở tái đàn khi đạt điều kiện an toàn dịch bệnh. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó mua lợn giống, giá lợn giống đang ở mức cao nên tổng đàn mới chỉ đạt hơn 80% so với trước dịch.

Nỗ lực tăng đàn

Theo Bộ NNPTNT, quy mô đàn giống cả nước trong năm nay không thiếu. Song do đứt gãy trong giai đoạn tháng 5/2019 là đỉnh điểm của DTLCP nên nguồn giống bị thiếu hụt. Ngoài việc tự sản xuất, hiện nay các doanh nghiệp còn đăng ký nhập khẩu giống, Bộ NNPTN cũng nỗ lực để đưa con giống về nước trong thời gian sớm nhất.  

Dành diện tích 30ha cho chăn nuôi, ông Nguyễn Hữu Thắng đã đầu tư 2 trại lợn Hoa Phượng và Đồng Hiệp tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Trước đây, ông Thắng thường xuyên duy trì tổng đàn trên 1.000 lợn nái và từ 10.000-12.000 lợn thịt.

3 tháng sau DTLCP, ông Thắng tiến hành tái đàn thận trọng, đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH). Hiện trại đã có khoảng 2.000 con lợn thịt đang phát triển tốt. Tuy nhiên, theo ông Thắng, muốn tăng tốc chăn nuôi thì chính quyền và ngành chức năng cần tạo điều kiện tốt hơn để nhập lợn giống, tạo điều kiện cho người nuôi mua với giá hợp lý.

Để góp phần giảm sốt giá con giống trên thị trường, trại lợn giống gốc quốc gia Bình Minh (thuộc Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ) ở huyện Trảng Bom với quy mô 6.000 con đang tập trung nỗ lực cho công tác phối giống, nhân đàn. Sau hơn 3 tháng siết chặt công tác ATSH, đến nay, trại đã cung cấp khoảng 250 con nái hậu bị và vài chục con đực giống cho thị trường mỗi tháng.

TS Nguyễn Hữu Tỉnh - Giám đốc Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ cho biết, trại giống này đã bắt đầu chuyển giao, đưa con giống ra thị trường. Chất lượng đàn giống vẫn đảm bảo an toàn, chưa có bất kỳ phản hồi nào về nguồn giống bị dịch bệnh.

Ngoài ra, để phục vụ cho công tác tái đàn, Đồng Nai hiện có 815 con lợn giống cụ kỵ, ông bà và 215.000 con nái. Thực hiện tái đàn đảm bảo chăn nuôi an toàn; tỉnh này đặt mục tiêu sẽ đưa tổng đàn đạt khoảng 2,5 triệu con vào cuối năm nay.

Đồng Nai sẽ vận động các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI phát triển đàn giống để cung cấp cho người chăn nuôi; liên kết với người nông dân để cung cấp giống, kỹ thuật nhằm đảm bảo tái đàn an toàn. “Đồng thời, tỉnh sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người chăn nuôi tái đàn, đặc biệt là phát triển đàn lợn giống”- ông Chánh cho biết.


Theo Nguyễn  Vy/ Dân Việt
http://danviet.vn/nha-nong/khat-lon-giong-gia-dat-do-nha-nong-chat-vat-tai-dan-tang-dan-1085406.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay30,567
  • Tháng hiện tại915,321
  • Tổng lượt truy cập93,292,985
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây