Học tập đạo đức HCM

LỊCH TRÌNH, THÔNG TIN CƠ BẢN CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HUYỆN THẠCH HÀ CỦA ĐOÀN VPĐP TW

Thứ ba - 24/12/2019 03:56
(Thời gian: buổi sáng ngày 14/6/2020)
LỊCH TRÌNH, THÔNG TIN CƠ BẢN CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT,  ĐÁNH GIÁ HUYỆN THẠCH HÀ CỦA ĐOÀN VPĐP TW
I. LỊCH TRÌNH THAM QUAN:
7h30’: Xuất phát từ khách sạn đi tham quan Nhà văn hóa thôn Trung Tiến, xã Việt Tiến, thời gian 10 phút.
7h40’: Đoàn dừng chân đi tham quan nhà văn hóa thôn Trung tiến, di tích lịch sử cấp tỉnh Đình làng Tương Nịu, thưởng thức Dân ca ví dặm, xã Việt Tiến thời gian 30 phút (điểm dừng chân thứ 1)
8h10’: Đoàn rời NVH thôn Trung Tiến đi tham quan Trang trại chăn nuôi gà hộ anh Giang xã Việt Tiến (ra huyện lộ 01 qua ngã tư Thượng Ngọc, lên Trại gà), thời gian 5 phút.
8h15’: Đoàn tham quan trại gà anh Giang, xã Việt Tiến, thời gian 5 phút. (điểm dừng chân số 2).
8h40’: Đoàn rời gà anh Giang đi tham quan Trường mầm non Thạch Tân (đi theo tuyến tránh Thành phố, vào đường trục xã Thạch Tân cũ), thời gian 5 phút.
8h45’: Đoàn dừng chân đi tham quan Trường Mầm non Thạch Tân, thời gian 5 phút (điểm dừng chân số 3).
8h50’: Đoàn rời Trường Mầm non Thạch Tân đi tham quan khu dân cư Lâm Hưng, xã Nam Điền (đi thẳng trục xã Thạch Tân cũ, đi theo TL 17 đi qua chợ Đồn, qua thôn Việt Yên), thời gian 10 phút.
9h00’: Đoàn dừng chân tham quan mô hình xử lý nước thải, vườn mẫu hộ ông Phan Văn Trình – thôn Lâm Hưng, thời gian 5 phút (điểm dừng chân số 4).
9h05’: Đoàn rời vườn hộ ông Phan Văn Trình, đi tham quan công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh (quay lại đường TL 17, qua chợ đồn, đi theo tuyến tránh Thành phố Hà Tĩnh), thời gian 10 phút.
9h15’: Đoàn dừng chân đi tham quan công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh thời gian 10 phút (điểm dừng chân số 5).
9h25’: Đoàn rời công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh đi tham quan Trung tâm đặc sản Hà Tĩnh, sản phẩm OCOP và hàng hóa trong tỉnh (đi theo Hàm Nghi, qua đường Lê Duẫn, ra đương Vũ Quang), (địa chỉ số 02 đường Vũ Quang), thời gian 10 phút.
9h35’: Đoàn dừng chân tham quan Trung tâm đặc sản Hà Tĩnh, sản phẩm Ocop và hàng hóa trong tỉnh, thời gian 5 phút (điểm dừng chân số 6).
9h40’: Đoàn rời Trung tâm đặc sản Hà Tĩnh, sản phẩm OCOP và hàng hóa trong tỉnh đi xã Tượng Sơn (đoàn theo đường Vũ Quang, qua Hải Thượng Lãn Ông), thời gian 5 phút.
9h45’: Đoàn dừng chân tại Mô hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng KCD nông thôn mới kiểu mẫu xã tượng sơn (EDUFARM), thời gian 10 phút (điểm dừng chân số 7).
9h55’: Đoàn tham quan vùng sản xuất rau tập trung thôn Bắc Bình – xã Tượng Sơn, thời gian 5 phút (điểm dừng chân số 8).
10h00’: Đoàn tham quan trụ sở UBND xã Tượng Sơn, thời gian 10 phút (điểm dừng chân số 9).
10h10’: Đoàn rời trụ sở UBND xã Tượng Sơn đi tham quan thôn Hà Thanh, thời gian 5 phút.
10h15’: Đoàn tham quan Nhà văn hoá thôn Hà Thanh, thời gian 10 phút (điểm dừng chân số 10).
10h25’: Đoàn tham quan vườn mẫu ông (bà) Nguyễn Văn Hùng, thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn, thời gian 10 phút (điểm dừng chân số 11).
10h35’: Đoàn rời xã Tượng Sơn đi về Chợ Cày – Thạch Hà, thời gian 10 phút.
10h45’: Đoàn dừng chân tại chợ Thạch Hà, tham quan khuôn viên, tình hình sản xuất kinh doanh tại chợ, thời gian 5 phút (điểm dừng chân số 12).
10h50’: Đoàn rời chợ Thạch Hà đi qua Trung tâm Văn hóa – Truyền thông huyện. Kết thúc tham quan, đoàn di chuyển về trụ sở UBND huyện làm việc, thời gian 5 phút.
2. 10h55 – 12h00: Đoàn làm việc với huyện Thạch Hà.
- Địa điểm làm việc: Hội trường UBND huyện.
- Thành phần: thành phần theo Kế hoạch số 44/KH-VPĐP.
- 12h00: Kết thúc buổi làm việc mời Đoàn ăn trưa (Huyện Thạch Hà bố trí).
  II. THÔNG TIN CÁC ĐIỂM ĐẾN
  1. Nhà văn hóa thôn Trung Tiến – Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình làng Tương Nịu – Dân ca ví dặm, xã Việt Tiến.
- Thôn Trung Tiến: Năm 2016 đạt chuẩn thôn văn hóa; diện tích tự nhiên116 ha; số hộ: 302, trong đó 13 hộ nghèo, 11 hộ cận nghèo; tổng số vườn hộ: 259 vườn
- Nhà văn hóa thôn: Diện tích 120m2, số chỗ ngồi 100 ghế, có các công trình: bồn chứa nước, giếng bơm, nhà vệ sinh tự hoại, khuôn viên bờ rào thoáng, cây xanh; thiết chế văn hóa, cảnh quan đảm bảo theo quy định.
- Khu thể thao thôn: có một sân bóng chuyền, một sân bóng đá; có các dụng cụ thể thao đơn giản; có hàng rào bảo vệ, rãnh thoát nước.
- Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình làng Tương Nịu: Theo lịch sử ghi lại, làng được hình thành từ giữa thế kỷ XIV, có tên là làng Yên Thường (xã Trú Viết xưa). Dưới triều Hậu Lê, đến niên hiệu Hồng Đức, năm thứ 2 (1471) đổi tên thành làng Tương Nịu và suy tôn ông Phù (vị tướng quân giỏi dưới thời vua Lê Thánh Tông) làm Thần thành hoàng của làng. Đến năm 1995, sau nhiều đổi thay của lịch sử và chủ trương nhập thôn, làng được đổi tên thành thôn Trung Tiến. Làng Tương Nịu tự hào có ông Nguyễn Công Mưu được triều đình phong tước Quận Công và ông Nguyễn Sỹ Quý được phong Lang Trung Bộ Công. Đây đều là những người có công trong đánh giặc giữ nước dưới triều nhà Lê.
- Dân ca ví dặm Nghệ tĩnh: Câu lạc bộ dân ca ví dặm được thành lập năm 2012 (năm 2020 sát nhập thêm 02 câu lạc bộ của xã Việt Xuyên cũ, Thạch Tiến cũ), đến nay CLB dân ca ví dặm xã Việt Tiến có 20 thành viên thường xuyên tham gia, định kỳ 03 thàng/lần CLB tổ chức sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm, các bài hát mới giữa các thành viên với nhau. Năm 2014, Câu lạc bộ dân ca ví dặm xã được vinh dự tham gia trình diễn tại lễ đón nhận Bằng công nhận Dân ca ví dặm là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tổ chức tại Thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An.
2. HTX Dịch vụ Nông nghiệp Việt Tiến (trại gà anh Giang)
- Sản phẩm: TRỨNG GÀ OMEGA.
- Thông tin sản phẩm: TRỨNG GÀ OMEGA Có giá trị dinh dưỡng cao và là nguyên liệu đầu vào của các loại bánh cung cấp nguồn dinh dưỡng hàng ngày.
- Quy mô sản xuất: 3.650 sản phẩm/năm.
- Diện tích 44.625 m2.
- Nhân công: 8 người.
- Tổng vốn đầu tư đến 2019: 5,8 tỷ đồng.
- Doanh thu dự kiến hàng năm: 4,5 tỷ đồng.
3. Trường mầm non xã Thạch Tân
Trường được thành lập năm 2002 với tên gọi Trường Mần non Thạch Tân, được hợp nhất từ nhà trẻ và mẫu giáo xã Thạch Tân.
Quy mô trường lớp: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 48 (trong đó: CBQL: 3; Giáo viên: 34; nhân viên: 11). Trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn và trên 85% trên chuẩn. Tổng số lớp: 17 nhóm lớp, với 483 học sinh.
Cơ sở vật chất: Trường đạt chuẩn quốc gia lần đầu năm 2011, đánh giá đạt chuẩn lại năm 2016. Cơ sở vật chất đảm bảo đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, các hoạt động thể dục thể thao (phòng học: 24 phòng học; phòng chức năng: 7 phòng). Sân hoạt động vui chơi, trải nghiệm, khu vực tập luyện thể dục, thể thao được đầu tư đầy đủ.
            Thành tích nổi bật: Nhiều năm là tập thể Lao động xuất sắc, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, UBND tỉnh tặng Bằng khen, UBND huyện tặng Giấy khen. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; nhiều cán bộ, giáo viên được UBND tỉnh tặng Bằng khen và nhiều cấp, ngành tặng Giấy khen trong công tác giảng dạy.
4. Thôn Lâm Hưng - xã Nam Điền
- Thôn Lâm Hưng: có diện tích 139,7ha, 78 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu.  Trong năm 2018 đã tiến hành cải tạo, chỉnh trang 73/73 vườn hộ (>1000m2), tiến hành xây dựng 14 vườn mẫu. Xây dựng 5.257m hàng rào xanh, hỗ trợ xây dựng 3649m hàng rào thoáng. Thôn Lâm Hưng được BCĐ NTM xã đưa vào xây dựng Khu dân cư mẫu. Đến nay, theo đoàn thẩm định của VP NTM tỉnh, KDC mẫu Lâm Hưng đã đạt 10/10 tiêu chí theo quy định.
- Vườn hộ ông Phan Văn Trình: diện tích 4200m2, gia đình có 02 lao động chính. Năm 2016, hộ gia đình bắt đầu cải tạo triền đồi để tiến hành sản xuất vườn mẫu với gần 400 gốc (ổi 230 cây, na 90 cây, mít thái 30 cây, bưởi 26 cây, táo 20 cây). Đến nay, đã có 250 gốc (ổi 230 cây, mít 20 cây) cho thu hoạch với sản lượng 20 – 25kg/cây cho thu nhập 1 năm khoảng 150 triệu đồng.
- Vườn hộ ông Lê Trung Thành: diện tích 4.500 m2, gia đình có 02 lao động chính. Năm 2017, hộ gia đình bắt đầu cải tạo triền đồi để tiến hành sản xuất Ổi Đài Loan với gần 300 gốc. Đến nay, đã có 250 gốc cho thu hoạch với sản lượng 20 – 25kg/cây cho thu nhập 1 năm khoảng 150 triệu đồng.
5. Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh
Tên DN/HTX/THT/HKD: CÔNG TY TNHH MTV KC HÀ TĨNH. Địa chỉ trụ sở chính: Km 09, đường tránh TP. Hà Tĩnh, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VNĐ. Năm chính thức hoạt động: 2010. Số lượng thành viên: 24 thành viên.
            CÔNG TY TNHH MTV KC HÀ TĨNH hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực Phân bón – Thuốc BVTV, TAGS – Thuốc thú y; Nông sản lương thực – giống cây trồng; Cung ứng các dịch vụ sau thu hoach, Chế biến nông sản… 
Trong quá trình xây dựng và phát triển, năm 2018, Công ty đã tiến hành xây dựng và lắp đặt nhà máy chế biến gạo theo tiêu chuẩn HACCP với công suất thiết kế 25.000 tấn/năm với các hệ thống lò sấy lúa, dây chuyền modul 1 (hệ thống xay xát và đánh bóng gạo) và dây chuyền modul 2 (Máy nén khí, cân điện tử) tổng trị giá 10.870.488.000 đồng; cũng như hệ thống kho bãi và các công trình phụ trợ khác.
Tổng nhân lực:  24 người; trong đó: Lao động phổ thông: 2 người; Lao động qua trung cấp: 10 người; Lao động qua đại học: 12 Người.
Hiện nay Công ty đang tiến hành ký hợp đồng liên kết với các hộ dân trên địa bàn tỉnh thông qua các HTX như: HTX Tây Vĩnh xã Thạch Vĩnh, HTX sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thạch Thanh xã Thạch Thanh huyện Thạch Hà, HTX nông nghiệp Cẩm Bình huyện Cẩm Xuyên, … với hình thức liên kết sản xuất: Công ty Cung ứng toàn bộ vật tư sản xuất (Giống, thuốc BVTV, phân bón, …) thông qua HTX và tập huấn quy trình sản xuất cho bà con nông dân tham gia. Quá trình sản xuất, Công ty yêu cầu phải canh tác theo quy trình đã được tập huấn dưới sự giám sát của Công ty và HTX. Khi thu hoạch sản phẩm, Công ty tổ chức thu mua lúa tươi ngay tại ruộng đối với các diện tích đã thực hiện đúng quy trình yêu cầu của Công ty với giá cao hơn giá thị trường.
6. Xã Tượng Sơn
* Mô hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng KDC nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu xã tượng sơn: Là sản phẩm Du lịch cộng đồng đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao năm 2019. Tạo nên tua du lịch làng quê, đưa con người gần gũi với thiên nhiên, xây dựng giá trị đích thực về môi trường sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng về cội nguồn và tâm linh. Xây dựng tua du lịch tại chỗ đầy đủ các nội dung phù hợp với phần lớn nhu cầu khách hàng, cụ thể: (tại Edufarm Tượng Sơn). Xây dựng khu trải nghiệm về đời sống nông thôn xưa và nay, bảo tàng nông nghiệp, khu trưng bày và giới thiệu hoạt động xây dựng Nông thôn mới của xã và Tỉnh nhà, khu lưu niệm các bậc tiền bối người con Hà Tĩnh và các vị lãnh đạo các thời kỳ. Mô hình du lịch cộng đồng ra đời sẽ là làn gió mới thổi vào nhận thức, góp thêm cách làm giàu bền vững. Du lịch cộng đồng không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn, phát huy nét văn hóa độc đáo của địa phương. Với sự ra đời và phát triển mô hình du lịch cộng đồng, người dân địa phương được trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch với vai trò là chủ nhân và là người hưởng lợi trực tiếp, trong đó cộng đồng dân cư là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Cộng đồng dân cư cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư bản địa, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
* Vùng Sản xuất rau tập trung thôn Bắc Bình:
- Diện tích quy hoạch và đã xây dựng cơ sở hạ tầng là 9ha, diện tích đã sản xuất là 3,5 ha; Khu sản xuất được bố trí nhà lưới 300 m2 dùng để sản xuất các loại rau quả có giá trị kinh tế cao như dưa lưới, cà chua và để ươm các loại giống phục vụ cho cả vùng sản xuất, có nhà sơ chế sản phẩm 300 m2, tất cả các sản phẩm hàng ngày sau khi thu hoạch được đưa vào sơ chế, đóng gói và gắn tem nhãn. Có khu xử lý các loại rác thải hữu cơ được phân loại từ các hộ gia đình và của toàn vùng sản xuất rau dùng để sản xuất phân hữu cơ tái đầu tư sản xuất.
- Số hộ tham gia sản xuất 40 hộ.
- Các sản phẩm chủ yếu: Bí xanh tre việt, Mướp ngọt, Dưa leo, mồng tơi, mướp đắng, cà dừa, …
- Thu nhập bình quân 450-500 triệu đồng/ha/năm
- Năm 2019 áp dụng mô hình “Sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao đạt chuẩn VietGAP, có truy xuất nguồn gốc, gắn với phát triển OCOP tại HTX Hoàng Hà, xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà”.  Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị như: HTX Quyết tiến, HTX cung cấp thực phẩm sạch 686 phường Thạch Quý TP Hà Tĩnh; Siêu thị CopMAT, Công ty Tâm Nguyên, Công ty Sao Việt…, sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm đảm bảo an toàn VSTP và có nhãn mác, thương hiệu, hiện sản phẩm Bí xanh tre việt được chọn là sản phẩm Ocop của tỉnh.
* Trung tâm hành chính xã (công sở xanh, văn minh, phục vụ): khu trung tâm hành chính xã được quy hoạch tổng thể mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500 trên tổng diện tích 0,85ha, với các điểm nổi bật sau:
- Phòng tư vấn chính sách - sản xuất nông nghiệp hữu cơ - vay vốn- giới thiệu việc làm, được thành lập từ tháng 2 năm 2016 từ tiền thân là tổ tư vấn giới thiệu việc làm, tổ hoạt động mỗi tuần 2 buổi vào chiều thứ 4 và chiều thứ 6, các buổi còn lại bố trí 1 đ/c trực thường xuyên. Từ khi thành lập đến nay đã tư vấn cho 230 đối tượng về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tư vấn và giới thiệu việc làm cho 220 lao động, đã có 56 tổ chức, cá nhân được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn với số tiền 3,68 tỷ đồng, XD được  90 mô hình trong đó 8 mô hình lớn 15 mô hình vừa, 67 MH nhỏ; 120 đối tượng vay vốn được hỗ trợ lãi suất với số tiền vay lũy kế đến nay là 7 tỷ đồng, số lãi suất đã hỗ trợ là 755 triệu đồng, dư nợ hiện tại là 3 tỷ đồng/16 đối tượng…
- Nhà trung tâm giao dịch một cửa là mô hình điểm trung tâm cải cách hành chính được xây dựng với diện tích 117 m2 đi vào hoạt động vào đầu năm 2015 có hiệu quả, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch nhanh gọn, thuận tiện, tạo được sự gần giủ với Nhân dân, hiểu Nhân dân, tạo được niềm tin cho nhân dân, đã ứng dụng công nghệ số giúp người dân tra cứu hồ sơ tự động, tra cứu kết quả, thông báo kết quả xử lý hồ sơ, đánh giá sự hải lòng của người dân khi thực hiện các nhiệm vụ.
- Khu vui chơi cho người già và trẻ em được xây dựng vào cuối năm 2019, trên diện tích 1500m2,  hàng ngày thu hút các đội bóng chuyền hơi của Hội người cao tuổi, các đội bóng đá thiếu nhi về giao lưu, ngoài ra còn được lắp đặt các dụng cụ tập thể thao luôn luôn có các cháu tham gia sinh hoạt sôi nổi.
*Thôn Hà Thanh
- Có hộ 117hộ, 528 nhân khẩu với diện tích 140,5ha, trong đó diện tích khu dân cư 21,5 ha;
- Thu nhập bình quân đầu người 48 triệu đồng/người/năm, chỉ còn 1 hộ, chiếm tỷ lệ 0,87%.
- Số vườn đạt chuẩn kiểu mẫu: 26 vườn
- Họ tên Bí thư:                  Hoàng Thanh Huy; SĐT: 0385319275
- Họ tên Thôn trưởng:        Nguyễn Văn Lộc; SĐT: 0398939954
- Khu dân cư NTM kiểu mẫu:  Đạt 10/10 tiêu chí, có cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, tất cả các vườn đều sản tổ chức sản xuất các loại ra củ quả mang lại thu nhập khá cho các hộ gia đình, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất như:hẹn giờ tưới tự động, sản xuất các sản phẩm sạch, sử dụng bẩy bả, chế phẩm sinh học trong phòng, trừ các loại sâu bệnh hại.

            * Vườn mẫu ông Nguyễn Văn Hùng: là một trong những điểm đến trong tua du lịch cộng đồng, đây là điểm tham quan vườn mẫu, nghỉ chân, thưởng thức đặc sản quê nhà, vườn hộ được quy hoạch bố trí trên bản vẽ công nghệ 3D; với diện tích 2.363 m2, trong đó: diện tích trồng cây ăn quả 600 m2, trồng xen rau màu; diện tích chuyên trồng các loại rau ăn lá 500 m2, trong đó sản xuất các loại cây giống trong nhà lưới là 100m2, có sử dụng hệ thống tưới phun sương hẹn giờ tự động vừa hiệu quả vừa tiết kiệm nước, Phía trước vườn xây dựng ao nuôi cá 700 m2 có hàng rào xanh bao quanh phía ngoài, trên bờ ao trồng rau quả và làm giàn trên mặt hồ vừa tiết kiệm diện tích vừa tạo bóng mát cho cá, vừa cung cấp nước tưới cho các loại cây trong vườn, diện tích mặt nước nuôi các loài cá truyền thống. Trên mặt hồ làm ki ốt giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP Hà Tĩnh diện tích 25m2, liên kết phía ngoài làm điểm nghỉ chân ngồi uống nước, nghỉ ngơi, thưởng thức các sản phẩm OCOP cho du khách. Từ ngoài cổng vào sân được thiết kế giàn vòm để trồng cây rau quả vừa tạo bóng mát vừa có thu nhập, phía sau vườn bố trí khu chăn nuôi bò, gà có sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường. Hệ thống thoát nước nội vườn đảm bảo vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm cho 2 lao động. Doanh thu hàng năm khoảng 120 triệu đồng.
             7. Chợ Thạch Hà
  Chợ Thạch Hà được đầu tư xây dựng mới từ tháng 3/2019, hoàn thành vào tháng 11/2019. Tổng mức đầu tư xây dựng: 119.863.000.000 đồng (Một trăm mười chín tỷ, tám trăm sáu mươi ba triệu đồng). Chủ đầu tư xây dựng và quản lý chợ: Hợp tác xã Đầu tư xây dựng, khai thác chợ Phúc Hưng. Địa chỉ: thôn Bình Tiến, xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
  Chợ được xây dựng trên diện tích 12.980 m2. Chợ có 02 đình lớn với tổng 400 điểm kinh doanh (chưa tính các điểm kinh doanh không thường xuyên. Khuôn viên tiếp giáp mặt đường được bố trí 107 kiot kinh doanh từ 1 đến 4 tầng với diện tích sàn… m2.
  Chợ Thạch Hà là điểm nhấn nỗi bật trong quy hoạch tổng thể của thị trấn Thạch Hà trong chặng đường xây dựng đô thị loại IV, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán của người dân thị trấn Thạch Hà với môi trường kinh doanh thật sự chuyên nghiệp, hiện đại.
  8. Trung tâm Văn hóa – Truyền thông
  Trung tâm Văn hóa – Truyền thông huyện Thạch Hà được xây dựng trên khuôn viên gần 90.000 m2. Hệ thống cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư với các hạng mục chính như: Nhà thi đấu đa năng, sân bóng đá, sân tennis, hội trường có sức chứa 300 chổ ngồi.
  Trung tâm có chức năng phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; tổ chức và cung ứng các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch; nhu cầu tiếp nhận thông tin, nâng cao dân trí, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của Nhân dân trên địa bàn....
  Hiện Trung tâm văn hóa - Truyền thông Huyện Thạch Hà có 22 cán bộ, công nhân, viên chức làm việc tại 4 tổ chuyên môn nghiệp vụ, trong đó Ban Giám đốc gồm 3 đồng chí.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập662
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại771,569
  • Tổng lượt truy cập93,149,233
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây