Học tập đạo đức HCM

Những thế hệ F2 tâm huyết với nghề

Thứ năm - 16/09/2021 06:36
Quảng Ninh là địa phương còn giữ và đào tạo được nhiều giảng viên IPM. Đến nay, những "thế hệ F2" vẫn giữ nguyên ngọn lửa đam mê, tâm huyết với nghề.

Năm 2010, khi mới tốt nghiệp Đại học Nông lâm Thái Nguyên, chị Vũ Thị Vân Hà, cán bộ Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp TP Hạ Long (Quảng Ninh) xin vào giảng dạy tại một trường THPT trên địa bàn phường Hoành Bồ (TP Hạ Long bây giờ). 

Lớp học IPM do chị Vũ Thị Vân Hà giảng dạy tại thôn Đá Bạc, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long. Ảnh: Viết Cường.

Lớp học IPM do chị Vũ Thị Vân Hà giảng dạy tại thôn Đá Bạc, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long. Ảnh: Viết Cường.

Lúc ấy, đoạn đường từ nhà đến nơi làm việc đến mấy chục cây số, sau 1 năm, chị quyết định tìm một công việc gần nhà hơn. Cơ duyên bất ngờ đến với chị. Hôm đó, khi đi mua thuốc BVTV ở cửa hàng của ông Trạm trưởng Trạm BVTV thị xã Quảng Yên lúc bấy giờ, nhờ có chuyên môn, chị được ông giới thiệu vào làm cùng cơ quan.

Tại đây, chị được phân công đi tập huấn kỹ thuật cho bà con, nhưng đó chỉ là những buổi tập huấn tổng quát, chung chung, bà con đến nghe lý thuyết chứ không được thực hành. Vì ngày ấy chưa có các lớp học về IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) nên cứ 3 - 4 buổi một tuần, chị đi điều tra ở các đồng lúa của người dân khu vực thị xã Quảng Yên. Nếu may mắn gặp bà con, chị sẽ trực tiếp hướng dẫn, chỉ cho bà con phương pháp phòng bệnh hại trên cây lúa, cây rau.

“Thành quả của những hôm như vậy có thể là cây bắp cải to hoặc những quả dưa hấu ngọt mát”, chị Hà chia sẻ. Trường hợp không gặp bà con, chị sẽ tổng hợp kết quả điều tra sâu bệnh hại, thời tiết, môi trường… rồi thông báo trên loa đài của xã, thôn cho bà con được biết.

Chị Vũ Thị Vân Hà hướng dẫn bà con cách nhận biết sâu bệnh trên cây lúa. Ảnh: Viết Cường.

Chị Vũ Thị Vân Hà hướng dẫn bà con cách nhận biết sâu bệnh trên cây lúa. Ảnh: Viết Cường.

Từ đó đến nay, đã tròn 10 năm chị đã gắn bó với nghề, với bà con nông dân. Trong quãng thời gian đó, chị từng luân chuyển sang nhiều đơn vị về trồng trọt - BVTV trong tỉnh. Cuối cùng, chị Hà "dừng chân” ở Trạm Thú y và BVTV Hạ Long (giờ là Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp Hạ Long). 

Năm 2018, chị Hà theo học lớp đào tạo giảng viên IPM trên cây lúa và có chứng chỉ sau 3 tháng. Sau đó 2 năm, chị chính thức được đứng lớp giảng dạy cho bà con nông dân ở phường Đại Yên (TP Hạ Long). 

“Có những hôm đang thăm đồng, điều tra dịch hại, trời đột nhiên mưa lớn, cả lớp ướt như chuột lột, nhưng ai nấy đều vui vẻ. Đến giờ, khi gặp lại bà con lớp lúa Đại Yên, ngồi nói chuyện các bác cứ vỗ đùi đen đét mà kể rằng từ khi học lớp IPM về áp dụng trên ruộng lúa nhà mình đều cho kết quả tốt lắm cô giáo ạ”, chị Hà vui vẻ kể. 

Công việc vất vả là vậy, hàng ngày, chị Hà dậy sớm bắt xe buýt từ Quảng Yên ra Hạ Long làm việc, chi phí đi lại một tháng tốn cả triệu đồng. Cộng thêm cả tiền ăn trưa ở cơ quan, chưa kể các chi phí phát sinh, tính ra “ngốn” mất gần nửa đồng lương mỗi tháng. May mắn là chồng chị luôn ủng hộ công việc của vợ.

Những lớp giảng viên trẻ IPM của Quảng Ninh vẫn giữ được ngọn lửa yêu nghề, nối tiếp được các thế hệ đi trước. Ảnh: Viết Cường.

Những lớp giảng viên trẻ IPM của Quảng Ninh vẫn giữ được ngọn lửa yêu nghề, nối tiếp được các thế hệ đi trước. Ảnh: Viết Cường.

Chị Hà tâm sự, đã bám với nghề từ ngày mới ra trường, niềm đam mê với nghề chưa bao giờ tắt. Chỉ có yêu nghề, yêu công việc hiện tại mới có thể dồn hết tâm huyết để luôn đồng hành cùng bà con nông dân. 

Theo ông Đào Văn Ngọc, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Quảng Ninh, không chỉ riêng chị Hà, mà hầu như các giảng viên IPM đang sinh sống và làm việc ở vùng đất mỏ Quảng Ninh, cũng đều có có chung niềm đam mê, sự nhiệt huyết với nghề.

Trong 5 năm 2016 - 2020, Quảng Ninh cũng đã đào tạo được trên 60 giảng viên IPM, trong đó có rất nhiều giảng viên IPM trẻ. Đây sẽ là nguồn giảng viên để tiếp tục phục vụ lan tỏa sâu rộng hơn nữa IPM trong thời gian tới. 

“Những giảng viên IPM đang công tác từ Thị xã Đông Triều đến địa đầu Móng Cái, đều mong muốn tỉnh và các cơ quan ban ngành quan tâm nhiều hơn, tổ chức mở thêm nhiều lớp IPM hơn cho bà con nông dân, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn cho môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao kỹ năng trồng trọt cho người nông dân", ông Đào Văn Ngọc nói. 

Viết Cường - Tiến Thành/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại835,639
  • Tổng lượt truy cập92,009,368
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây