Học tập đạo đức HCM

Ốc bươu vàng hoành hành lúa xuân

Thứ hai - 15/03/2021 00:18
Với mật độ trung bình 2 - 3 con/m2, cá biệt 7 - 8 con/m2, nhiều chỗ lúa vừa mới tỉa dặm hôm trước, hôm sau đã bị cắn đứt, nổi lá lên mặt nước...
Một góc ruộng của gia đình chị Đinh Thị Dung bị ốc bươu vàng tấn công. Chị đang tranh thủ bắt ốc để mấy hôm nữa sẽ tỉa, dặm lúa non vào chỗ ruộng trống. Ảnh: Mai Chiến.

Một góc ruộng của gia đình chị Đinh Thị Dung bị ốc bươu vàng tấn công. Chị đang tranh thủ bắt ốc để mấy hôm nữa sẽ tỉa, dặm lúa non vào chỗ ruộng trống. Ảnh: Mai Chiến.

Hiện nay, trà lúa xuân trên địa bàn tỉnh Nam Định phát triển tốt. Bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng tỉa, dặm lúa non. Tuy nhiên, một số diện tích lúa non cao ngưỡng 10cm đang bị ốc bươu vàng tấn công. Chúng cắn đứt gốc cây lúa non rồi nhai lá, làm trụi cả đám.

Mặc dù bà con đã chủ động tăng cường bắt ốc để hạn chế ốc phá hại, nhưng với tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh đến chóng mặt của ốc bươu vàng, khiến cho người dân xử lí không kịp. Dưới ruộng lúa, ốc vẫn nhiều như nấm mọc sau mưa.

Chị Đinh Thị Dung (xã Trực Chính, huyện Trực Ninh) cho biết, với mật độ trung bình 2 - 3 con/m2, cá biệt 7 - 8 con/m2, nhiều chỗ lúa vừa mới tỉa dặm hôm trước thì hôm sau đã bị cắn đứt, nổi lá lên mặt nước…

“Trước đó, sau khi gieo sạ xong, gia đình tôi đã chủ động phun thuốc trừ ốc một lần. Tuy nhiên, ốc vẫn còn nhiều. Chúng bâu quanh gốc và cắn đứt đôi cây lúa non. Ở ven bờ ruộng, dưới ruộng lúa cũng đã xuất hiện các ổ trứng ốc bươu vàng”, chị Dung lo lắng.

Ốc bươu vàng xuất hiện với mật độ trung bình 2 - 3 con/m2, cá biệt 7 – 8 con/m2. Ảnh: Mai Chiến.

Ốc bươu vàng xuất hiện với mật độ trung bình 2 - 3 con/m2, cá biệt 7 – 8 con/m2. Ảnh: Mai Chiến.

Vụ đông xuân 2020 - 2021, toàn huyện Trực Ninh gieo cấy hơn 7.000 ha lúa. Hiện lúa đang phát triển và sinh trưởng tốt, song ốc bươu vàng xuất hiện trên khắp các cánh đồng, gây khó khăn cho việc chăm bón.

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định, ốc bươu vàng là đối tượng có sức phá hại lớn; bởi chúng ăn khỏe, sinh sản nhanh, sống lâu, chịu được điều kiện khắc nghiệt.

Trong khi đó, vụ xuân diện tích gieo sạ thường rất lớn, kết hợp nhiệt độ thấp làm thời gian sinh trưởng lúa kéo dài nên ốc sẽ gây hại trên những diện tích lúa sạ và lúa mới cấy, đặc biệt trên những ruộng trũng gần mương máng. 

Chưa đầy 1 m2 đã có tới 4 con ốc bươu vàng trưởng thành (dấu X). Ảnh: Mai Chiến.

Chưa đầy 1 m2 đã có tới 4 con ốc bươu vàng trưởng thành (dấu X). Ảnh: Mai Chiến.

Ông Trần Ngọc Chính, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định khuyến cáo, để chủ động ngăn chặn ốc bươu vàng, bảo vệ tốt sản xuất vụ xuân; bà con nông dân cần thực hiện tốt 3 biện pháp diệt ốc.

Một là biện pháp thủ công: Tạo các rãnh nhỏ xung quanh ruộng; khi tháo nước, ốc tập trung xuống rãnh thì thu gom. Hoặc cắm que, cọc rải rác trong ruộng để ốc leo lên đẻ trứng sau đó thu trứng. Hoặc dùng lưới mắt cáo bằng kim loại, lưới nilon có lỗ nhỏ… chặn trước cửa ruộng, mương máng, cống dẫn nước vào ruộng để ngăn ốc từ bên ngoài xâm nhập vào ruộng lúa.

Các biện pháp thủ công cần được tiến hành thường xuyên trong suốt vụ. Ốc thu gom đem tiêu hủy hoặc dùng làm phân bón cho cây trồng, nghiền làm thức ăn chăn nuôi.

Hai là, biện pháp sinh học: Thả vịt vào mương máng, ruộng lúa đã cứng hoặc sau khi thu hoạch để vịt ăn ốc con. 

Trứng ốc bươu vàng. Ảnh: Mai Chiến.

Trứng ốc bươu vàng. Ảnh: Mai Chiến.

Với biện pháp dùng thuốc hóa học, ông Chính lưu ý, chỉ dùng thuốc hóa học khi mật độ ốc cao, ốc tuổi nhỏ không thể bắt bằng tay. Ưu tiên sử dụng thuốc nhóm hoạt chất Metaldehyde an toàn cho cây trồng và ít độc đối với động vật thuỷ sinh.

Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định lưu ý: Thuốc trừ ốc bươu vàng rất độc đối với động vật thủy sinh nên việc diệt ốc phải dùng biện pháp thủ công là chính.

Nếu phải sử dụng thuốc hóa học, khi phun cần hoành triệt, không cho nước trong ruộng chảy ra mương máng trong 3 ngày. Không phun thuốc gần khu vực nuôi trồng thủy sản...

MAI CHIẾN/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập382
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm381
  • Hôm nay46,546
  • Tháng hiện tại312,562
  • Tổng lượt truy cập87,667,632
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây