Học tập đạo đức HCM

Quảng Bình: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng thí điểm các giống bí ngô trên đất bồi lấp sau mưa lũ

Thứ hai - 12/04/2021 22:12
Vùng đồng Hà Mầu thuộc thôn Khương Hà 3, xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vốn trước đây trồng màu (ngô, lạc, ớt, kê…), nhưng sau trận lũ kinh hoàng cuối năm 2020 đã bị vùi lấp trong “biển” đất bùn sét.

Tưởng như vùng đất ấy phải bỏ hoang, không thể sản xuất được, vậy mà được sự hỗ trợ và tư vấn của các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp, cùng với sự nỗ lực quyết tâm của bà con, trên cánh đồng bị lũ bồi lấp đất đỏ giờ đây đã phủ kín sắc xanh của cây và màu vàng của hoa, hứa hẹn sự hồi sinh trở lại.

Ông Lê Xuân Uyển, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Khương Hà 3, cho biết: Vùng đồng Hà Mầu có diện tích khoảng 2,5 ha, hàng năm bà con chủ yếu canh tác các loại cây trồng cạn như lạc, ngô, ớt… mang lại hiệu quả khá, nhất là cây ớt cho thu nhập rất cao. Tuy nhiên, sau đợt mưa lũ cuối tháng 10/2020, toàn bộ cánh đồng bị vùi lấp bởi lớp bùn sét đỏ dày trên nửa mét. Bà con cũng đã cố gắng thuê máy múc để cải tạo nhưng không thể kham nổi, chỉ cải tạo được 0,5 ha hiện đang trồng lạc, ngô; còn 1 ha được Viện Khoa học Nông nhiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thực hiện mô hình thí điểm trồng các giống cây bí vừa giúp bà con tạo sinh kế trước mắt và về lâu dài cải tạo dần kết cấu đất để tiếp tục sản xuất cho những vụ mùa sau.

Mô hình thí điểm trồng các loại bí được thực hiện trên 800 hố, với các giống bí như: bí siêu ngọn, bí đỏ F1, bí ruột đỏ mật, bí hạt đậu trái dài… Mô hình có 12 hộ dân ở thôn Khương Hà 3 cùng tham gia theo hình thức sản xuất tập thể. Được sự hỗ trợ về chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, tất cả các công đoạn từ đào hố, xử lý giá thể, xuống giống đến chăm sóc, thu hoạch và kết nối tiêu thụ sản phẩm bí đọt, bí quả xanh đều được thực hiện khoa học và thuận lợi. Đến nay, sau hơn 3 tháng thực hiện, mô hình đã bước đầu cho kết quả, được bà con đánh giá cao.

1 34

Cán bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây bí ngô

Giữa ruộng bí xanh mơn mởn đầy hoa, trái, ông Lê Xuân Uyển hào hứng cho biết: Cây bí mỗi năm có thể trồng được 2 vụ nhưng phù hợp nhất là vụ đông- xuân, nếu trồng trái vụ (vụ hè-thu) thì giá thành có thể cao hơn. Mỗi vụ thu hoạch nhiều lứa cả bí quả và bí ngọn. So với các loại cây trồng khác thì cây bí dễ trồng, cho sản phẩm nhanh. Đối với mô hình đang thực hiện, nhờ được sự hỗ trợ về kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, bà con đã tích cực chăm sóc đúng quy trình nên ngọn bí nhiều, hoa rực rỡ, quả sai và đồng đều đã cho năng suất khá. Hiện tại, bà con đã thu hoạch được khoảng 1.000 bó ngọn và trên 500 quả xanh. Diện tích trồng bí này dự kiến còn thu hoạch được 2-3 lứa ngọn nữa, tuy so với trồng rau màu trước đây hiệu quả không cao vượt trội nhưng so với việc không thể canh tác được cây gì sau lũ ở cánh đồng này thì cây bí chính là “cứu cánh”, là cơ hội để bà con tạo sinh kế và cải tạo đất sau lũ.

Theo ông Lê Thuận Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, mô hình trồng thí điểm các giống bí trên vùng đất bị bồi lấp sau mưa lũ tại xã Hưng Trạch bước đầu đạt hiệu quả đặt ra. Cây sinh trưởng, phát triển tốt, thu hoạch được sản phẩm bí ngọn, bí quả tươi sạch, số bí quả còn lại sẽ bán sản phẩm quả chín tạo nguồn thu nhập cho bà con. Đối với diện tích đất bùn sét không thể canh tác được cây màu, việc thí điểm trồng bí sẽ góp phần chuyển đổi được loại cây trồng phù hợp, đồng thời về lâu dài sẽ giúp cải tạo dần kết cấu nền đất để đưa vùng đất vào sản xuất cây màu trong những năm tiếp theo.

Dù chỉ mới được trồng thí điểm nhưng mô hình được bà con đánh giá cao, bà con phấn khởi vì có được nguồn thu nhập thay vì để trống đất trống. Đặc biệt, sau những đợt khi thu hoạch chính sản phẩm bí ngọn, bí quả được Công đoàn Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư kết nối với công đoàn các đơn vị trong ngành và một số nhà hàng trên địa bàn tỉnh tiêu thụ đầu ra nên bà con rất phấn khởi và có động lực để tiếp tục hăng say sản xuất. Bên cạnh đó, ngoài cây bí, đơn vị cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu trồng thí điểm những loại cây trồng khác phù hợp với vùng đất bùn sét này để từng bước giúp bà con tạo sinh kế cũng như cải tạo đất đai một cách bền vững.
2 31

Màu xanh đã phủ kín vùng đất bị bồi đắp sau lũ trên vùng đồng Hà Mầu

 

Ngọc Lan/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay24,514
  • Tháng hiện tại1,105,397
  • Tổng lượt truy cập92,279,126
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây