Học tập đạo đức HCM

Sôi động thị trường lúa giống vụ hè thu

Thứ ba - 13/04/2021 00:14
Thị trường lúa giống vụ hè thu 2021 đang rất sôi động. Lợi nhuận từ sản xuất lúa ở mức lý tưởng nên nông dân mạnh dạn đầu tư mua giống tốt để gieo sạ.

Thị trường nhộn nhịp, giá tăng nhẹ

Vừa thu hoạch xong vụ lúa đông xuân 2020-2021, nông dân ĐBSCL liền bắt tay vào sản xuất vụ lúa hè thu 2021 với hi vọng hiệu ứng giá lúa tốt sẽ còn kéo dài. Chọn mua lúa giống là công việc đầu tiên mà nông dân cần làm mỗi khi vào vụ. Thị trường lúa giống càng sôi động khi vụ sản xuất mới bắt đầu.

Thị trường lúa giống ở ĐBSCL đang rất sôi động khi nông dân bắt tay vào sản xuất lúa hè thu chính vụ. Ảnh: Hoàng Vũ.

Thị trường lúa giống ở ĐBSCL đang rất sôi động khi nông dân bắt tay vào sản xuất lúa hè thu chính vụ. Ảnh: Hoàng Vũ.

TP Cần Thơ có hơn 124 cơ sở, hộ sản xuất và cung ứng lúa giống, với sản lượng đưa ra thị trường hơn 52.700 tấn/năm. Thị trường lúa giống của các cơ sở này không chỉ ở Cần Thơ mà còn được mở rộng nhiều tỉnh vùng ĐBSCL.

Từ vụ lúa thu đông năm rồi đến nay do giá lúa hàng hóa tăng nên giá các loại lúa giống cho vụ hè thu 2021 tăng cao hơn năm trước khoảng 2-3%, trong đó chủ yếu tập trung các giống lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu.

Giá bán lẻ nhiều loại lúa giống trên thị trường hiện tăng từ 500-1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Giá bán lẻ lúa giống Đài Thơm 8, Jasmine 85 và VD 20 cấp xác nhận đang được nhiều trại giống và cơ sở sản xuất, kinh doanh lúa giống ở TP Cần Thơ bán ra ở mức từ 12.000-16.000 đồng/kg, cấp nguyên chủng 17.000-19.000 đồng/kg.

Các giống lúa như IR 50404, OM 2517, OM 5451, OM 4218, OM 4900, OM 7347, OM 6976… cấp xác nhận có giá phổ biến từ 10.000-15.000 đồng/kg, cấp  nguyên chủng giá 14.500-18.000 đồng/kg.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV TP Cần Thơ cho biết: Thời gian qua, TP Cần Thơ đã tích cực hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất các loại gạo thơm ngon, chất lượng cao, an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường và ứng dụng quy trình canh tác, giải pháp công nghệ để sản xuất bền vững, giảm tác động xấu đến môi trường.

Nông dân ĐBSCL đã vào vụ sản xuất lúa hè thu 2021 chính vụ, nhu cầu mua lúa giống đang tăng mạnh. Ảnh: Hoàng Vũ.

Nông dân ĐBSCL đã vào vụ sản xuất lúa hè thu 2021 chính vụ, nhu cầu mua lúa giống đang tăng mạnh. Ảnh: Hoàng Vũ.

Cần Thơ có hơn 86.000 ha đất canh tác lúa, nhờ sản xuất được 3 vụ lúa trong năm (gồm đông xuân, hè thu và thu đông) nên tổng diện tích sản xuất lúa có thể đạt từ 220.000-230.000 ha/năm, với sản lượng lúa đạt hơn 1,3 triệu tấn/năm. Trong đó phần lớn là các loại lúa chất lượng cao, lúa thơm là nhờ nông dân chọn lúa giống chất lượng ngay từ đầu vụ.

Dù diện tích canh tác lúa có xu hướng thu hẹp do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhưng hiệu quả sử sụng đất canh tác lúa được nâng cao năng suất, sản lượng lúa được duy trì khá tốt nhờ Thành phố tích cực triển khai điều chỉnh kỹ thuật trong sản xuất lúa, hướng đến sản xuất sạch, tăng trưởng xanh.

Cụ thể như, hỗ trợ nông dân đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng đồng bộ các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, nhất là các giải pháp kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, công nghệ sinh thái, sử dụng lúa giống chất lượng cao, sản xuất lúa theo VietGAP và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt...

Ðồng thời, thúc đẩy nông dân liên kết, hình hành các “cánh đồng lớn” và vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô lớn gắn với hợp đồng tiêu thụ của doanh nghiệp. 

Lúa chất lượng cao hút hàng

Theo bà Hiếu, trên đà thắng lợi vụ lúa đông xuân 2020-2021 vừa qua, bước sang vụ lúa hè thu 2021, ngành nông nghiệp Cần Thơ khuyến cáo bà con con nông dân chọn các giống lúa chất lượng cao để sản xuất để cuối vụ bán giá cao.

Bên cạnh đó, nông dân cần áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới để giảm giá thành giúp tăng lợi nhuận. Ở vụ hè thu 2021, TP Cần Thơ gieo trồng được 77.000 ha lúa, trong đó, các loại lúa thơm và lúa chất lượng cao như: OM 5451, Đài Thơm 8, Jasmine 85, OM 18, OM 380, RVT, Jasmine 85, OM 4218, OM 380 chiếm khoảng 84% tổng diện tích.

Ông Nguyễn Minh Phương, Giám đốc HTX Giống nông nghiệp Thốt Nốt ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cho biết: Vụ đông xuân 2020-2021, nông dân ở TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL chủ yếu tập trung vào sản xuất các loại lúa gạo thơm ngon, chất lượng cao nhằm bán được giá nên sức mua lúa giống tập trung nhiều vào các giống lúa Đài Thơm 8, lúa thơm Jasmine 85, lúa chất lượng cao OM 5451… 

Nông dân chọn mua lúa giống chất lượng, có phẩm cấp ở các đơn chuyên nghiên cứu, sản xuất có uy tín trên thị trường. Ảnh: Hoàng Vũ.

Nông dân chọn mua lúa giống chất lượng, có phẩm cấp ở các đơn chuyên nghiên cứu, sản xuất có uy tín trên thị trường. Ảnh: Hoàng Vũ.

Sang vụ hè thu này, nông dân mạnh dạn đầu tư chọn mua các giống chất lượng cao để mua về sử dụng, chiếm trên 85% lượng hàng bán ra cho nông dân.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng Đồng Tháp (Doseco) cho biết: Nhiều năm nay nông dân trồng lúa ở ĐBSCL nhận thức rất rõ sản xuất như thế nào là có hiệu quả về lợi nhuận.

Yếu tố quan trọng đầu tiên trước mùa vụ là nông dân chủ động tìm nguồn lúa giống với chất lượng đảm bảo và giá cả phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất về sau. Đồng thời, quan tâm sản xuất gắn với nhu cầu thị trường đặt hàng của doanh nghiệp và các đơn vị bao tiêu chứ không lựa chọn gieo sạ các giống lúa chạy theo phong trào.

Ông Hồng cho biết, lượng hàng lúa giống công ty chuẩn bị phục vụ cho thị trường vụ hè thu năm nay tương đương như năm trước, ở mức trên dưới 2.000 tấn lúa giống các loại. Nhìn chung năm nay thị trường lúa giống Cty Doseco bán cho nông dân không tăng giá. Vì vậy, lượng nông dân tìm đến công ty đặt hàng mua lúa giống có phần nhiều hơn so với các năm trước, trong đó nông dân chọn giống chất lượng cao như OM 9582, OM 380… nên bán khá chạy.

Cục Trồng trọt khuyến cáo cơ cấu nhóm giống lúa chính ở vụ lúa hè thu 2021 ở ĐBSCL: Nhóm giống lúa chủ lực trắng trong, hạt dài như Đài thơm 8, OM5451, OM6976, OM4900, OM7347, OM4218, jasmine 85… chiếm tỷ lệ 55-60%. Nhóm giống lúa thơm đặc sản như ST5, RVT, Nàng Hoa 9, VD 20… chiếm tỷ lệ 15 - 20%. Nhóm giống lúa nếp nếp IR4625, nếp Bè… chiếm tỷ lệ <10%.

Hưởng ứng cấy thưa, sạ thưa

Những năm gần đây, nông dân ĐBSCL đã có ý thức trong việc sử dụng giống lúa giống lúa có phẩm cấp để sản xuất. Tham gia chương trình giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất lúa do Bộ NN-PTNT phát động, cùng với canh tác cánh đồng lớn, nông dân đã thấy rõ những lợi ích của việc sạ thưa, với lượng giống vừa đủ theo khuyến cáo.

Để đáp ứng nhu cầu lúa giống ngày càng tăng của bà con nông dân, các đơn vị đã chủ động hàng ngàn tấn lúa sẵn sang cung ứng ra thị trường. Ảnh: Hoàng Vũ.

Để đáp ứng nhu cầu lúa giống ngày càng tăng của bà con nông dân, các đơn vị đã chủ động hàng ngàn tấn lúa sẵn sang cung ứng ra thị trường. Ảnh: Hoàng Vũ.

Từ đầu năm đến nay, giá lúa hàng hóa luôn ở mức cao, lợi nhuận từ sản xuất lúa ở mức lý tưởng nên nông dân mạnh dạn đầu tư mua giống tốt để gieo sạ. Hơn nữa, áp dụng quy trình gieo, cấy thưa, lượng giống cần sử dụng đã giảm đi đáng kể, giúp nông dân tốt ít chi phí hơn cho việc lúa giống.

Là đơn vị chuyên nghiên cứu, sản xuất và cung ứng lúa giống cho thị trường, ông Nguyễn Trường Đông, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang cho biết, phải mất nhiều năm kiên trì thông qua công tác giống, công tác khuyến nông, mới giúp đại bộ phận nông dân thay đổi dần tập quán gieo sạ dày, giảm từ 200 kg lúa giống xuống còn 120 - 150 kg cho mỗi ha.

Nông dân cũng không còn tự để giống vụ trước cho vụ sau nữa mà chọn mua lúa giống của các trung tâm, doanh nghiệp sản xuất có uy tín để sử dụng.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn nhất khu vực ĐBSCL, với tổng diện tích gieo trồng đạt hơn 700.000 ha/năm (trên 280.000 ha/vụ) nên lượng lúa giống mà nông dân cần cho gieo sạ cũng khá lớn.

Để đáp ứng nhu cầu lúa giống phục vụ sản xuất của bà con nông dân, năm nay Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang có kế hoạch sản xuất và cung ứng từ 3.500 - 4.000 tấn lúa giống các loại. Trong đó tập trung vào giống lúa cao sản, có chất lượng gạo tốt phục vụ chế biến xuất khẩu theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

Riêng vụ hè thu 2021, lượng lúa giống đơn vị chuẩn bị cung ứng là khoảng 2.000 tấn. Đến nay, đã bán ra cho nông dân được hơn 1.000 tấn. Hiện nông dân trong tỉnh đang bắt đầu vào sản xuất lúa hè thu chính vụ, nên nhu cầu lúa giống sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.  

Theo kế hoạch, vụ hè thu 2021 toàn vùng Nam Bộ gieo sạ trên 1,6 triệu ha. Riêng vùng ĐBSCL gieo sạ 1,52 triệu ha.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) khuyến cáo nông dân cần tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giảm giống gieo sạ; sử dụng các giống lúa theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp và đề xuất của doanh nghiệp, thương lái thu mua trong vùng nguyên liệu, cánh đồng lớn.

Đồng thời, liên kết sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường và liên kết đồng bộ với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo hàng hóa.

Đ.T.CHÁNH - LÊ HOÀNG VŨ/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,123,193
  • Tổng lượt truy cập92,296,922
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây