Học tập đạo đức HCM

Quảng Ninh: Ngư dân được trang bị kiến thức pháp luật để vươn khơi

Thứ năm - 04/03/2021 20:19
Ngư dân tỉnh Quảng Ninh hiểu biết, có trách nhiệm hơn đối với ngư trường, cam kết không thực hiện khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo theo quy định của (IUU).

Ngư dân hiểu biết, trách nhiệm

Thời điểm này, dịch bệnh Covid-19 ở Quảng Ninh được kiểm soát, hàng hóa, sản phẩm hanh thông trở lại, ngư dân TX Quảng Yên tiếp tục “hành trình” vươn khơi bám biển và khai thác thủy sản. Theo chân ngư dân Phạm Văn Hạnh, khu Thống Nhất 1 phường Tân An ra Cảng cá Bến Giang, anh Hạnh chuẩn bị lương thực, kiểm tra lại thiết bị định vị trước khi tiến vào ngư trường dài ngày.

Anh Hạnh chia sẻ: So với vụ biển chính từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch, thì vào dịp đầu năm, mỗi chuyến đi biển của ngư dân phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, sản lượng hải sản cũng vì thế mà ít hơn so với các tháng trong năm. Đối với tàu lớn, đủ sức đi xa tới vùng biển khác ngoài tỉnh Quảng Ninh sẽ đảm bảo hơn về sản lượng, chi phí, ngược lại tàu đánh bắt khu vực ven bờ không đảm bảo sản lượng, từ đó xảy ra nhiều trường hợp sử dụng ngư cự cấm, đánh bắt tận diệt.

Không có ngư trường lớn khai thác thủy sản trên địa bàn, phần lớn tàu khai thác thủy sản của ngư dân Quảng Yên thường đánh bánh ở khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và các tỉnh lân cận. Bởi vậy, ngư dân được xác định là đối tượng chính trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như cung cấp thông tin, chính sách hỗ trợ liên quan đến hoạt động thủy sản.

Ngư dân Phạm Văn Cương khu Thống Nhất phường Tân An kiểm tra lại trang thiết bị để chuẩn bị ra khơi dịp cuối năm. Ảnh: CTV.

Ngư dân Phạm Văn Cương khu Thống Nhất phường Tân An kiểm tra lại trang thiết bị để chuẩn bị ra khơi dịp cuối năm. Ảnh: CTV.

Đến nay, nhiều ngư dân đã hiểu rất rõ về các quy định, hành vi được phép và vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp. Ngày càng nhiều con tàu, thuyền với đầy đủ máy móc, giàn đèn chiếu sáng và ngư lưới cụ ra khơi đảm bảo sinh lợi từ ngư trường, tránh đánh bắt tận diệt phá hủy hệ sinh thái.

Ngư dân trẻ Phạm Văn Tường vui vẻ tâm sự: Chúng tôi đã hiểu rõ luật, thậm chí là thuộc lòng 14 nguyên tắc về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Ở TX Quảng Yên, chính quyền và người dân hỗ trợ nhau rất tốt về thông tin nên các vụ ngư dân bị bắt, lập biên bản do sai phạm liên quan đến IUU giảm đáng kể, chế tài sử phạt cũng đã đủ sức răn đe, người dân sẽ không còn tái phạm.

Ngoài ra, để đáp ứng những quy định của IUU đã đề ra, ngư dân đã đầu tư tàu có đủ công suất khai thác ở ngư trường lớn, ngày càng ít tàu nhỏ, truyền thống thiếu an toàn. Tại Cảng cá Bến Giang, đa phần các chủ tàu đã nâng cấp tàu thuyền, ngư lưới cụ, trang bị đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc, an toàn hàng hải. Trong quá trình đánh bắt, các tàu thường xuyên cập nhật các bản tin dự báo thời tiết của các đài thông tin duyên hải và cơ quan chức năng.

Hiện Quảng Yên có 2.977 tàu cá có đăng ký hoạt động và 137 tàu cá đã có văn bản chấp thuận hoạt động. Sản lượng khai thác thủy sản của địa phương năm 2020 ước đạt 48.000 tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản là 7.480ha, đạt 30.000 tấn. Thời gian qua địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.

Từ đó, ý thức chấp hành của mọi người dân trong công tác khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được nâng cao, ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ sử dụng các ngư cụ, chất độc hại và các nghề cấm, ngư cụ cấm khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản trên các vùng nước tự nhiên.

Theo ông Đỗ Hồng Hưng, Phó Phòng Kinh tế TX Quảng Yên: Địa phương đã triển khai nhiều lớp tập huấn, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, siết chặt công tác kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về lĩnh vực thủy sản. Đặc biệt đối với hình thức kinh doanh buôn bán trái phép và sử dụng các loại ngư cụ bị cấm, chất độc, khai thác thủy sản bằng phương pháp tận diệt, hủy diệt, làm ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

“Đặc biệt, Quảng Yên đã Thành lập mạng lưới cộng tác viên, kiện toàn, phân công bộ phận thường trực đường dây nóng, theo dõi, tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh, giải đáp các vướng mắc, thắc mắc của người dân liên quan đến quy định, chính sách trong lĩnh vực quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản” ông Hưng nói thêm

Trong năm 2020, Phòng Kinh tế TX Quảng Yên đã cấp phát 4.500 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền quy định về các vùng cấm khai thác tại khu vực lõi vịnh Hạ Long và Bái Tử Long; hướng dẫn các phường, xã thủ tục lập sổ quản lý tàu cá, gắn biển kiểm soát tàu cá, xóa đăng ký đối với tàu cá giải bản, bán hoặc theo đề nghị của chủ tàu; yêu cầu các cơ sở đóng mới, cải hoán nâng cấp tàu cá chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện khẩn trương thực hiện các thủ tục theo quy định, tuyệt đối không đóng mới, cải hoán nâng cấp tàu chưa được cấp văn bản chấp thuận.

Huy động nguồn lực nhân dân phát hiện, tố giác và lên án những hành vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản. Rà soát, sửa đổi và bổ sung các cơ chế, chính sách phát triển nguồn lợi thủy sản theo phân cấp, phân quyền. Khuyến khích các Nghiệp đoàn nghề cá, tổ đội sản xuất, người dân đầu tư liên kết phát triển sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm thủy sản, bảo đảm các sản phẩm thủy sản an toàn thực phẩm theo quy định.

An toàn và quyền lợi

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh), Đỗ Đình Minh: Đặc điểm các vụ cá trong năm đều khá nguy hiểm, nên để đảm bảo an toàn cho các chuyến biển, ngay từ đầu vụ, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã tuyên truyền, hướng dẫn các chủ tàu cá đảm bảo trang thiết bị, tu sửa tàu thuyền, tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Thủy sản 2017, như bật thiết bị giám sát hành trình tàu cá, không vượt ranh giới trên biển, nộp nhật ký khai thác thủy sản...

“Nếu như trước đây, ngư dân thường chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, thì hiện nay, với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, như Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg, ngư dân trong tỉnh đã mạnh dạn đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu thuyền; mua sắm máy móc; đầu tư các trang thiết bị hàng hải hiện đại, như máy dò cá, ra-đa hàng hải, thiết bị giám sát hành trình tàu cá, máy thông tin liên lạc tầm xa... đủ khả năng chống chịu với sóng to gió lớn, vươn khơi bám biển dài ngày. Quảng Ninh hiện có trên 8.100 tàu thuyền máy, trong đó có 225 tàu có chiều dài 15m trở lên.

Năm 2020, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng bằng ý chí, nghị lực của người dân xứ biển và sự đồng hành của ngành thủy sản đã giúp ngư dân trong tỉnh Quảng Ninh từng bước khắc phục khó khăn. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ước đạt 400.000 tấn, bằng 100% kế hoạch, tăng 9,59% so với năm 2019. Năm 2021, ngành thủy sản phấn đấu  khai thác 73.000 tấn, nuôi trồng 77.000 tấn thủy sản.

Người dân xã Tân An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) khai thác thủy sản. Ảnh: Anh Thắng.

Người dân xã Tân An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) khai thác thủy sản. Ảnh: Anh Thắng.

Thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cũng sẽ tiếp tục phát triển đội tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới chất lượng tốt để thay thế cho vật liệu tàu cá vỏ gỗ, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao năng lực, năng suất khai thác, từng bước cơ giới hóa tàu cá nhằm giảm sức lao động phổ thông, giảm chi phí sản xuất và giảm tồn thất sau thu hoạch cho ngư dân, phấn đấu đến năm 2025 xuống chỉ còn từ 15 đến 20%.

Đồng thời, yêu cầu 100% tàu cá hoạt động vùng khơi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình bằng định vị vệ tinh, ghi chép nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản ...; tổ chức gám sát chặt chẽ tàu cá hoạt động tài vùng khơi, đảm bảo hoạt động đúng vùng, tuyến, đúng nghề được cấp phép theo quy định; 100% tàu cá hoạt động không khai thác hải sản bất hợp pháp.

Anh Thắng _ Đinh Mười/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm129
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,014,090
  • Tổng lượt truy cập92,187,819
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây