Học tập đạo đức HCM

Siết quản lý nhập khẩu, giữ vị thế thương hiệu gạo Việt Nam

Thứ năm - 08/07/2021 06:41
Việt Nam là quốc gia có sản lượng, chất lượng, giá xuất khẩu (XK) gạo hàng đầu thế giới.

Song, trước tình trạng nhập khẩu gạo Ấn Độ vào Việt Nam thời gian qua, các bộ ngành và Chính phủ cần siết chặt vấn đề nhập khẩu gạo, tránh tình trạng gian lận xuất xứ gạo, gây tổn hại không nhỏ cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. 

Hiện, ĐBSCL đang thu hoạch vụ lúa hè thu cũng là lý do khiến giá lúa trong nước, giá gạo XK giảm.

Từ thiếu lương thực, đến XK gạo đứng đầu thế giới

Hẳn nhiều người còn nhớ năm 1945, nước ta có tới hơn hai triệu người bị chết đói. Lúc này, Chính phủ đã phát động nhiều phong trào diệt giặc đói, trong đó, quan tâm tới tổ chức sản xuất để có đủ lương thực phục vụ người dân, phục vụ miền Nam ruột thịt, thống nhất đất nước.

Với những chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước, từ một nước thiếu ăn nước ta đã sản xuất đủ lương thực phục vụ trong nước. Năm 1989, lần đầu Việt Nam XK gạo ra thế giới. Trải qua hơn 30 năm (1989-2021), đến nay, gạo Việt đã có mặt ở hơn 150 nước/vùng lãnh thổ, trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

Nếu năm đầu tiên nước ta XK được 1,4 triệu tấn gạo, giá trung bình đạt 225,83 USD/tấn, giá trị đạt 321,8 triệu USD/năm, thì đến năm 2020 sản lượng XK đã lên tới 6,15 triệu tấn, giá trung bình đạt 499 USD/tấn, giá trị đạt hơn 3 tỷ USD.

Tháng 3/2021, giá XK bình quân lên tới 547 USD/tấn. Với giá này, nước ta có giá gạo XK cao nhất thế giới. Không dừng lại ở đó, Việt Nam cũng là nước có loại gạo ngon nhất thế giới. Năm 2019, gạo ST25 do ông Hồ Quang Cua và cộng sự lai tạo, được trao giải gạo ngon nhất thế giới khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia.

Việc, Việt Nam trở thành nước có sản lượng gạo XK lớn, chất lượng, giá bán cao nhất thế giới cho thấy, gạo Việt đang rất có uy tín, có vị trí, thế đứng ở nhiều quốc gia. Trên thực tế hàng năm giá trị XK gạo mang về hơn 3 tỷ USD.

Nhập gạo giá rẻ tăng bất thường

Trong 3 tháng đầu năm 2021, lượng gạo XK từ Ấn Độ sang Việt Nam tăng đột biến đạt gần 247 nghìn tấn, đặc biệt, giá giữa 2 nước có sự chênh lệch rất lớn. Trong tháng 5/2021 giá gạo XK của Ấn Độ ở mức 382 USD/tấn, thấp hơn khoảng 100 USD so với các sản phẩm gạo cùng loại tại Việt Nam là 493 USD/tấn.

Trong khi đó, từ năm 2019 trở về trước, Việt Nam chỉ nhập gạo Ấn Độ từ 500 tấn cho đến vài nghìn tấn mỗi năm. Gạo nhập khẩu gạo ồ ạt thời gian gần đây có dấu hiệu tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến tính cạnh công bằng với các sản phẩm trong nước.

Theo phản ánh, thời gian qua có tình trạng một số doanh nghiệp Việt Nam mua gạo Ấn Độ về trộn với gạo Việt Nam để giảm giá nhằm thắng thầu. Theo PGS.TS Dương Văn Chín, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, đây là hành động không thể chấp nhận được, cách làm này sẽ mất uy tín của gạo trắng hạt dài Việt Nam. Nhiều năm qua, nước ta phấn đấu nâng cao chất lượng, nâng cao giá bán gạo trắng hạt dài lên ngang ngửa với Mỹ chứ không phải đấu trộn làm mất uy tín để giảm giá.

Cũng theo ông Chín, có doanh nghiệp còn in bao bì bằng tiếng Việt, yêu cầu công ty đóng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu Việt Nam, sau đó xuất về Việt Nam, công ty Việt Nam chỉ việc xuất thẳng sang các nước với danh nghĩa là gạo Việt để lấy lời. Việc này vi phạm luật về xuất xứ vì gạo đó không phải trồng ở Việt Nam. Cơ quan chức năng cần có hành động kịp thời, phù hợp để bảo vệ nền nông nghiệp nước nhà.

Ông Chín bày tỏ quan điểm, không nên theo xu hướng giảm giá để thắng thầu và doanh nghiệp không nên làm việc có hại cho ngành lúa gạo, có hại cho nông dân trồng lúa. Việt Nam cần rõ ràng với cả đối tác, chúng ta sản xuất theo cơ chế thị trường, không có chuyện trợ cấp phân bón cho nông dân. Nước nào muốn mua gạo giá rẻ, cứng cơm thì sang Ấn Độ, Pakistan, còn Việt Nam cứ giữ hiện trạng giá hiện nay, không nên phá giá.

Hậu quả khôn lường

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/6, Việt Nam đã XK được gần 2,8 triệu tấn gạo, trị giá trên 1,5 tỉ USD. Thị trường tập trung chủ yếu Philippines, Trung Quốc, Trung Đông… Một số thương nhân XK gạo phía Nam cho biết, bắt đầu từ vụ hè thu năm 2021, ngành gạo Việt Nam bị ảnh hưởng xấu do thông tin nhập gạo giá rẻ Ấn Độ.

Giá gạo hiện tại giảm chỉ còn khoảng 470 USD/tấn, trong khi cùng loại này, đầu năm 2021 có giá từ 520 - 530 USD/tấn. Trong nửa năm, giá gạo xuất khẩu giảm 50 - 60 USD/tấn. Không những giá thấp, mà lượng hàng bán đi rất chậm. Thế nên, lượng gạo tồn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện khá cao trong khi vụ hè thu tại đây đang thu hoạch rộ.

Theo ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, mất 10 năm đàm phán mới ký được Hiệp định EVFTA, chúng ta mới được EU cấp cho hạn ngạch XK chỉ 80.000 tấn gạo mỗi năm. Trong khi năng lực của chúng ta gấp mấy chục lần như vậy và toàn gạo chất lượng và giá tốt. Nửa năm qua, lượng gạo thấp cấp nhập từ Ấn Độ cao gấp 5 lần hạn ngạch gạo xuất 1 năm sang EU của Việt Nam.

Ấy vậy mà một số doanh nghiệp vì lợi ích nhỏ trước mắt, đã nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn gạo giá rẻ từ Ấn, một số vụ bị phát hiện là gắn mác xuất xứ Việt Nam. Việc làm của họ không những đi ngược lại nỗ lực của Chính phủ, bộ ngành, nhà nông và doanh nghiệp Việt mà còn phá hoại ngành XK gạo của Việt Nam. Theo tôi, Bộ Công thương phải xử lý nghiêm vấn đề này, du di cho hành vi sai phạm trong nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, có tình trạng gian lận xuất xứ gạo, là gây tổn hại không nhỏ cho ngành XK gạo của Việt Nam, ông Bình cho biết.

Trước những dấu hiệu bất thường nói trên, cuối tháng 6/2021, Bộ Công thương đã thành lập Đoàn kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu gạo đối với 5 doanh nghiệp gồm: Tập đoàn Tân Long; Công ty CP XNK Thuận Minh; Tập đoàn Lộc Trời; Công ty CP Tân Đồng Tiến, Công ty TNHH Khánh Tâm để làm rõ những khúc mắc về kim ngạch nhập khẩu gạo nêu trên.

Kết quả kiểm tra nếu phát hiện doanh nghiệp Việt nhập gạo giá rẻ về trộn với gạo Việt rồi XK mang mác gạo Việt để kiếm lời, Bộ Công thương cần xử lý nghiêm, tránh tình trạng vì lợi nhuận của một số doanh nghiệp mà đánh mất thương hiệu gạo Việt. Còn nếu không có sự việc như ở trên Bộ Công thương nên công bố rộng rãi để các đối tác trên thế yên tâm nhập khẩu, sử dụng gạo chất lượng từ Việt Nam và sớm ổn định thị trường gạo.

Nguồn tin: https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập293
  • Hôm nay27,974
  • Tháng hiện tại206,541
  • Tổng lượt truy cập90,269,934
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây