Học tập đạo đức HCM

Hải Dương: Hiệu quả bước đầu của Đề án “Phát triển diện tích cấy lúa bằng máy"”

Thứ năm - 08/07/2021 06:41
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, việc ứng dụng cơ giới hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Hải Dương đang hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

Để thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp trong khâu gieo cấy, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Đề án “Phát triển diện tích cấy lúa bằng máy giai đoạn 2020 - 2025” với nhiều biện pháp khuyến khích để tăng diện tích cấy máy, mở ra nhiều cơ hội cho những người đầu tư vào nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lúa gạo, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

Đề án hỗ trợ 1 lần không quá 50 triệu đồng/cơ sở cho chi phí thuê mặt bằng để sản xuất mạ khay nếu có hợp đồng thuê đất từ 3 năm trở lên; hỗ trợ 10.000 đồng/khay đựng mạ; 1.000 đồng/kg giá thể; hỗ trợ việc chỉ đạo, xây dựng các mô hình cấy máy, tập huấn, sơ kết, hướng dẫn kỹ thuật gieo, chăm sóc mạ.

1 31
Cấy lúa bằng máy tăng năng suất lao động 30 - 40 lần so với cấy tay

Thực tiễn ở các mô hình cho thấy cấy lúa bằng máy tăng năng suất lao động 30 - 40 lần so với cấy tay, giảm chi phí đầu vào: giảm ngày công lao động (2 -2,2 triệu đồng/ha), giảm giống so với gieo cấy thủ công từ 20- 30% (10-12 kg giống/ha), giảm 1-2 lần phun thuốc bảo vệ thực vật góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng năng suất lúa cao hơn so với gieo cấy thủ công từ 3,2 - 13,1%, cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với gieo cấy thủ công từ 4,0 - 13,8 triệu đồng/ha. Mặt khác, việc cấy lúa bằng máy là điều kiện tốt nhất để sản xuất hàng hóa tập trung “một vùng, một giống, một thời gian”, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ để giảm sức lao động, nâng cao năng suất lao động trong sản xuất lúa, hạn chế nông dân bỏ ruộng.

Năm 2020, Đề án đã hỗ trợ 160.000 khay và 320 tấn giá thể cho 4 cơ sở sản xuất mạ khay cấy máy mở mới và 8 cơ sở sản xuất mạ khay cấy máy mở rộng; xây dựng 106 mô hình cấy máy trình diễn với diện tích 360 ha, xây dựng 16 mô hình cấy máy mở rộng với diện tích 560 ha; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật 100% cơ sở sản xuất mạ khay cấy máy và các hộ nông dân tham gia mô hình trình diễn cấy máy. Kết quả thực hiện Đề án đã làm tăng diện tích cấy lúa bằng mạ khay cấy máy của tỉnh năm 2020 đạt 6.895,4 ha trong tổng số 110.888,5 ha gieo cấy, chiếm 6,22% diện tích, vượt 1,18% so với mục tiêu Đề án đặt ra năm 2020.

Năm 2021, Đề án tiếp tục thực hiện và hỗ trợ 131.000 khay và 517 tấn giá thể cho 8 cơ sở sản xuất mạ khay cấy máy mở mới; xây dựng 99 mô hình cấy máy trình diễn với diện tích 360 ha, xây dựng 50 mô hình cấy máy mở rộng với tổng diện tích 560 ha.

Huyện Nam Sách là một trong những huyện có diện tích cấy lúa bằng máy phát triển nhanh, từ 117,4 ha vụ xuân đến vụ mùa đã tăng lên 200 ha. Do được cấy bằng máy nên lúa phát triển đều, chín đồng loạt thuận lợi cho thu hoạch. Năng suất lúa đạt cao, trong đó giống Bắc Thịnh đạt từ 68 - 70 tạ/ha; TBR225 và BC 15 đạt 66 tạ/ha; ĐH12 đạt 63 tạ/ha, so với cấy bằng phương pháp thủ công, các giống lúa được cấy máy năng suất đều cao hơn từ 1 - 1,5 tạ/ha.

Ông Nguyễn Phú Thụy, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương cho biết, để thực hiện Đề án thành công, Trung tâm đã phân công các cán bộ kỹ thuật phụ trách các địa phương tham gia Đề án; tổ chức tập huấn cho nông dân, các cơ sở sản xuất mạ khay cấy máy về kỹ thuật sản xuất mạ khay cấy máy và chăm sóc lúa cấy máy. Thông qua đó, các chủ cơ sở sản xuất mạ khay tiếp thu thêm được tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm trong sản xuất mạ khay cấy máy, các hộ nông dân tham gia mô hình cấy lúa bằng máy đã có thay đổi nhận thức trong sản xuất lúa. Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất mạ khay cấy máy mới mở, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc lúa cấy bằng máy cho nông dân, chỉ đạo kỹ thuật các mô hình cấy máy, tăng cường tuyên truyền hiệu quả của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng để mở rộng diện tích cấy máy các năm sau đạt và vượt mục tiêu Đề án đặt ra./.

Nguyễn Thị Tuyền/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Hôm nay44,509
  • Tháng hiện tại1,754,353
  • Tổng lượt truy cập98,982,534
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây