Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp số gặp điểm nghẽn ở đồng bộ dữ liệu

Thứ năm - 08/07/2021 06:41
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng dữ liệu là yếu tố quan trọng bậc nhất để tiến tới nông nghiệp số, nhưng việc đồng bộ đang gặp khó khăn.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt trăn trở với lộ trình nông nghiệp số. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt trăn trở với lộ trình nông nghiệp số. Ảnh: Bảo Thắng.

"Chuyển đổi số trong nông nghiệp là một chủ trương lớn, trong đó xây dựng cơ sở dữ liệu là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất. Tuy nhiên, dữ liệu của ngành nông nghiệp hiện nằm rải rác, mỗi đơn vị một kiểu, mỗi chỗ chọn một cách thống kê khác nhau. Để đồng bộ tất cả chắc chắn sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian", Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho biết.

Theo ông Cường, các Cục, Tổng Cục, Vụ, Viện nghiên cứu và nhiều đơn vị của Bộ NN-PTNT vẫn thống kê số liệu, nhưng mục đích là để đánh giá trong nội bộ ngành dọc, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian ngắn, trước mắt là chính.

"Số liệu liên quan tới đơn vị nào thì đơn vị ấy chủ động thống nhất, và kết nối theo ngành dọc. Nếu muốn dữ liệu tính chất pháp lý thì cần tra cứu từ Tổng cục Thống kê", Cục trưởng Nguyễn Như Cường bày tỏ.

Trong quá trình chuyển đổi số, bản đồ số nông nghiệp có vị trí quan trọng bởi qua đó người dân, doanh nghiệp có thể biết được vị trí, chất đất, khi hậu, thời tiết phù hợp với giống cây trồng nào, sản lượng ra sao… Đây chính là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp người dân và doanh nghiệp triển khai, quy hoạch cây trồng vật nuôi phù hợp.

Theo Quyết định số 749/QĐ-TTG về Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030, nông nghiệp là một trong những ngành ưu tiên chuyển đổi số. Là tổ chức có hàng trăm thành viên và sử dụng gần như 100% công nghệ, Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) chủ trương xây dựng những báo cáo thường niên về chuyển đổi số nông nghiệp, với nội dung cung cấp các thông tin, kiến thức về chuyển đổi số cũng như đánh giá thực trạng quá trình ứng dụng công nghệ.

Những khó khăn được cụ thể hóa tới từng ngành hàng, nhóm doanh nghiệp, những điểm nghẽn chuyển đổi cũng được ghi nhận, chẳng hạn đồng bộ hóa dữ liệu giữa các ngành, nhóm ngành, hoặc các doanh nghiệp. VIDA cho rằng , có những vấn đề chung cần giải quyết để hỗ trợ chuyển đổi số một cách toàn diện, như: chuỗi giá trị, công nghệ, vốn, nguồn nhân lực.

"Vấn đề chuỗi giá trị, liên quan đặc biệt tới người nông dân và là đặc trưng của ngành nông nghiệp. Vấn đề công nghệ, vốn và nhân lực đòi hỏi hỗ trợ từ mọi thành phần trong hệ sinh thái chuyển đổi số", Tổng thư ký VIDA Nguyễn Đức Tùng cho biết.

VIDA kiến nghị một số biện pháp Bộ NN-PTNT có thể làm ngay gồm: Xây dựng cơ sở dữ liệu chung đồng nhất. Phát triển cơ sở hạ tầng với sự tham gia của nhiều bên. Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư vốn cho doanh nghiệp chuyển đổi số từ ngân sách nhà nước và quỹ đầu tư. Phát triển hệ thống đổi mới, sáng tạo, tập trung vào công nghệ mới. 

Những giải pháp về xây dựng nguồn lao động cũng được VIDA đề ra như: Đào tạo nghề nông nghiệp trên cơ sở kết hợp nhu cầu của doanh nghiệp và sự phân bổ theo địa phương. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho những nông dân đang trực tiếp sản xuất. Đào tạo đội ngũ lao động nông nghiệp công nghệ cao. 

Bà Ninh Thị Ty, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số (VIDA). Ảnh: Bảo Thắng.

Bà Ninh Thị Ty, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số (VIDA). Ảnh: Bảo Thắng.

"VIDA đã có những liên kết, hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Công nghệ để chia sẻ nhu cầu của doanh nghiệp, nhằm giúp nhà trường đánh giá tình hình thực tế, để đưa ra lộ trình phù hợp.

VIDA cũng thúc đẩy doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên, thậm chí mời sinh viên về thực tập, nhằm giúp sinh viên có cái nhìn rõ ràng về nghề nghiệp trong tương lai. Phải từng bước để sinh viên yêu thích nông nghiệp", Phó Chủ tịch VIDA Ninh Thị Ty nêu giải pháp về đào tạo nhân lực công nghệ cao cho ngành nông nghiệp.

Chung quan điểm với bà Ty, cô Lê Thị Hiên, Phó Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Đại học Công nghệ cho biết: "Muốn chuyển đổi số nông nghiệp cần nguồn nhân lực vừa có kỹ năng tốt về công nghệ, vừa hiểu biết về nông nghiệp. Hiện Khoa Công nghệ Nông nghiệp đã tổ chức nhiều đoàn tham quan cho sinh viên tới những mô hình thực tế, để sinh viên nhìn thấy đầu ra nghề nghiệp, đồng thời nhận thức rõ vai trò trong xã hội khi ra trường. Ngoài ra, sinh viên của khoa được học nhiều về tự động hóa, công nghệ thông tin để tiến tới chuyển đổi số trong tương lai".

Bảo Thắng - Đức Minh/https://nongnghiep.vn/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay27,836
  • Tháng hiện tại206,403
  • Tổng lượt truy cập90,269,796
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây